Những địa phương có nguy cơ cao nhất là các huyện Phù Cát, Phù Mỹ... Trước tình hình trên, Chi cục Kiểm lâm yêu cầu các đơn vị chức năng, địa phương, chủ rừng thực hiện ngay biện pháp phòng cháy, chữa cháy rừng. Cụ thể, chủ rừng cần thực hiện nghiêm quy trình đốt thực bì. Trước khi đốt phải báo cáo bằng văn bản thời gian, địa điểm, diện tích, công tác chuẩn bị và phương án chữa cháy nếu xảy ra cháy lan gửi đến cơ quan Kiểm lâm, chính quyền địa phương. Chủ rừng chỉ được phép xử lý đốt khi cơ quan Kiểm lâm kiểm tra thực tế hiện trường đạt yêu cầu quy phạm kỹ thuật về phòng cháy, chữa cháy rừng.
Ngoài ra, nghiêm cấm mọi trường hợp đốt nương, rẫy, xử lý thực bì khi thời tiết nắng nóng kéo dài, dự báo cháy rừng ở cấp IV, cấp V. Nếu không tuân thủ, để xảy ra cháy rừng, chủ rừng phải chịu trách nhiệm trước pháp luật.
Các chủ rừng bố trí lực lượng ứng trực 24/24 giờ để canh phòng, kiểm soát chặt chẽ người vào những khu vực rừng có nguy cơ cháy cao; kịp thời phát hiện, khống chế nhanh nhất trường hợp cháy rừng, không để xảy ra cháy lớn; thường xuyên kiểm tra, bảo dưỡng phương tiện, trang thiết bị đảm bảo hoạt động tốt, sẵn sàng thực hiện nhiệm vụ…
Theo dự báo của Đài Khí tượng Thủy văn tỉnh Bình Định, tuần qua, khu vực tỉnh xảy ra nắng nóng, vùng núi có nơi nắng gay gắt, với nền nhiệt độ cao nhất 35 - 37 độ C, có nơi trên độ C. Toàn tỉnh có 164 hồ chứa có dung tích từ 50 ngàn m3 trở lên, đến thời điểm báo cáo dung tích là 489/3 triệu m3, đạt 71,7% dung tích thiết kế, bằng 85% so cùng kỳ năm 2023, hiện có 22 hồ cạn nước.
Toàn tỉnh có hơn 1.000 ha đất có rừng; trong đó, hơn 43% diện tích rừng nguy cơ cháy cao (chủ yếu là rừng lim xanh, sao đen, bạch đàn, keo). Thống kê, từ đầu năm đến nay, trên địa bàn tỉnh chưa xảy ra vụ cháy nào.