Bình Phước kiên quyết bảo vệ nghiêm ngặt diện tích rừng tự nhiên 

Theo quyết định công bố hiện trạng rừng năm 2023 vừa được UBND tỉnh Bình Phước ký ban hành, diện tích tự nhiên trên địa bàn là 7.510 ha, tổng diện tích có rừng 155.173 ha, tỷ lệ che phủ rừng đạt 22,57%, giảm 0,09% so với năm 2022; trong đó, diện tích rừng tự nhiên 55.977 ha, rừng trồng 99.196 ha.

Chú thích ảnh
Lực lượng Ban quản lý rừng chủ động tuần tra phòng cháy trong mùa khô. Ảnh: K GỬIH/TTXVN

Ngoài ra, tỉnh Bình Phước còn có 16.534 ha diện tích đất rừng nhưng chưa có rừng gồm: đất đã trồng rừng nhưng chưa thành rừng; đất có cây rừng tự nhiên tái sinh đưa vào khoanh nuôi xúc tiến tái sinh tự nhiên và diện tích đất khác.

Tỉnh phân loại theo quy hoạch 3 loại rừng, gồm: rừng đặc dụng 31.179 ha; rừng phòng hộ 43.548 ha; rừng sản xuất 96.497 ha.

Một số địa phương có diện tích rừng lớn gồm huyện Bù Đăng có diện tích rừng 54.099 ha, tỷ lệ che phủ rừng 36,05%; huyện Bù Gia Mập có 48.067 ha, tỷ lệ che phủ rừng 45,15%; huyện Lộc Ninh có 18.908 ha, tỷ lệ che phủ rừng 22,18%.

Địa phương có độ che phủ rừng thấp nhất là thị xã Chơn Thành có 26 ha rừng, độ che phủ 0,07%.

Kết luận của Ban Thường vụ Tỉnh ủy Bình Phước về quản lý, phát triển và nâng cao hiệu quả kinh tế rừng gắn với phát triển du lịch tỉnh Bình Phước giai đoạn 2021-2025, định hướng đến năm 2030 mới đây khẳng định, tỉnh kiên quyết bảo vệ nghiêm ngặt toàn bộ diện tích rừng tự nhiên hiện có; nâng cao hiệu quả bảo tồn đa dạng sinh học và năng lực phòng hộ của rừng.

Đối với các đơn vị tổ chức các hoạt động du lịch phải thực hiện nghiêm các biện pháp bảo vệ và phát triển rừng theo quy định của pháp luật về quản lý rừng, các quy định liên quan trong suốt quá trình triển khai; ứng dụng công nghệ số, phát triển hệ thống thông tin quản lý ngành và chuyển đổi số trong quản lý, bảo vệ rừng.

Mục tiêu đến năm 2025, định hướng đến năm 2030 Bình Phước bảo vệ nghiêm ngặt toàn bộ diện tích rừng tự nhiên hiện có; từng bước giải quyết, xử lý dứt điểm diện tích đất lâm nghiệp bị xâm canh, lấn chiếm trên địa bàn; nâng cao chất lượng và hiệu quả bảo tồn đa dạng sinh học cũng như năng lực phòng hộ của rừng.

Giá trị thu nhập từ rừng trồng sản xuất năm 2025 tăng 1,5 lần so với năm 2020, đến năm 2030 tăng 2 lần; đảm bảo tỷ lệ che phủ rừng và cây lâu năm đạt 71,7% vào năm 2025 và 65% vào năm 2030.

Bình Phước được xem là "thủ phủ" của cây điều và cây cao su của cả nước. Riêng tổng diện tích hai loại cây trồng này là 396.000 ha trên tổng diện tích tự nhiên toàn tỉnh là 7.510 ha; trong đó diện tích cây điều 152.000 ha, chiếm 50% diện tích và hơn 50% sản lượng điều của cả nước. Đối với cây cao su, Bình Phước có 244.700 ha, sản lượng đạt 209.000 tấn.

Sỹ Tuyên (TTXVN)
Bất cập trong quản lý, bảo vệ rừng ở Lâm Đồng
Bất cập trong quản lý, bảo vệ rừng ở Lâm Đồng

Tỉnh Lâm Đồng hiện có trên 539.000 ha đất rừng với tỷ lệ che phủ khoảng 55%, cao hơn mức trung bình toàn quốc. Theo thông tin từ UBND tỉnh, lũy kế từ đầu năm 2023 đến nay, tổng số vụ vi phạm về lâm nghiệp lên tới 174 vụ, gây thiệt hại trên 13 héc-ta, thiệt hại 1.255 m3 gỗ tròn các loại. Đáng chú ý, hầu hết các vụ phá rừng ở Lâm Đồng chủ yếu để chiếm đất rừng làm đất ở, đất sản xuất.

Chia sẻ:

doanh nghiệp - Sản phẩm - Dịch vụ Thông cáo báo chí Rao vặt

Các đơn vị thông tin của TTXVN