Chủ tịch Hồ Chí Minh với công tác thương binh – liệt sĩ

Sáng ngày 14/7, Tạp chí Lao động và Xã hội, Cục Người có công (Bộ Lao động, Thương binh và Xã hội), Viện Hồ Chí Minh và các lãnh tụ của Đảng tổ chức hội thảo “Chủ tịch Hồ Chí Minh với công tác thương binh – liệt sĩ”.

Quang cảnh hội thảo.

Phát biểu tại Hội thảo, ông Nguyễn Xuân Trung, Phó Tổng biên tập Tạp chí Nghiên cứu Hồ Chí Minh (Viện Hồ Chí Minh và các lãnh tụ của Đảng) cho biết: “Ăn quả nhớ người trồng cây”,“Uống nước nhớ nguồn” là truyền thống đạo lý nhân ái có từ ngàn đời của dân tộc Việt Nam. Truyền thống tốt đẹp này đã và đang được nhân dân ta phát huy từ đời này sang đời khác, từ thế hệ này sang thế hệ khác, mà Chủ tịch Hồ Chí Minh là một tấm gương tiêu biểu nhất. 


Trong hai cuộc kháng chiến chống Pháp và chống Mỹ, nhiều người con của dân tộc đã anh dũng ngã xuống hoặc phải bỏ lại một phần thân xác vì sự nghiệp độc lập, tự do của Tổ quốc. Hồ Chí Minh đã có nhiều bức thư, bài nói, bài viết thể hiện tình cảm sâu sắc, tri ân tới những người đã hy sinh quên mình vì Tổ quốc. Một trong số đó là “Thư gửi Ban thường trực của Ban tổ chức “Ngày Thương binh toàn quốc” được Bác Hồ viết ngày 17/7/1947.


Vào thời điểm đó, cuộc kháng chiến toàn quốc chống Pháp đã thu hút nhiều thanh niên nam nữ tham gia quân đội. Một số chiến sĩ đã hy sinh anh dũng, một số nữa là thương binh, bệnh binh, đời sống gặp nhiều khó khăn. Trước tình hình này, tháng 6/1947, Chủ tịch Hồ Chí Minh đề nghị Chính phủ chọn một ngày nào đó trong năm làm “Ngày Thương binh toàn quốc” để đồng bào có dịp tỏ lòng hiếu nghĩa, yêu mến thương binh. Thực hiện chỉ thị của Bác Hồ, một hội nghị gồm đại biểu các cơ quan, các ngành ở Trung ương, khu và tỉnh Thái Nguyên đã họp ở xã Phú Minh, huyện Đại Từ,tỉnh Thái Nguyên và nhất trí lấy ngày 27/7 hàng năm làm “Ngày Thương binh toàn quốc” và tổ chức ngay lần đầu trong năm 1947. 


Tối ngày 27/7/1947, đại diện Đảng bộ Việt Minh, Hội phụ nữ, Đoàn thanh niên, Nha thông tin, Cục Chính trị quân đội, chính quyền huyện Đại Từ, bộ đội, nhân dân địa phương đã mít tinh để nghe công bố bức thư đầu tiên Bác Hồ gửi Ban thường trực của Ban tổ chức ngày Thương binh và ghi nhận sự ra đời “Ngày Thương binh toàn quốc”. 


Đến năm 1955, ngày này được đổi tên thành Ngày thương binh, liệt sĩ. Cho đến nay, tròn 70 năm đã trôi qua, nhưng những điều Bác Hồ viết trong Bức thư đó vẫn còn nguyên giá trị,nguyên vẹn tình cảm, ân nghĩa của Người đối với các thương binh, liệt sĩ – những người đã hy sinh thân mình vì độc lập, tự do của Tổ quốc.


Bức thư Chủ tịch Hồ Chí Minh gửi Ban thường trực của Ban tổ chức “Ngày Thương binh toàn quốc” đã thể hiện sự quan tâm sâu sắc của Bác, của Đảng và Chính phủ đối với nhứng người đã hy sinh hết mình vì Tổ quốc. Bằng một cuộc phát động nhỏ là nhịn ăn một bữa để ủng hộ thương binh nhưng hiệu ứng và sức lan tỏa trong cộng đồng xã hội là rất lớn. Vì thế mà từ sau ngày Bác viết Bức thư, phong trào đền ơn đáp nghĩa diễn ra ngày càng phổ biến, toàn dân coi ngày 27-7 như ngày lễ tri ân những người hy xương máu của mình vì Tổ quốc.


70 năm đã trôi qua, những căn dặn mà Bác Hồ viết trong bức thư gửi Ban thường trực của Ban tổ chức Ngày Thương binh toàn quốc đến nay vẫn còn nguyên giá trị; làm cơ sở, nền tảng trong công tác đền ơn đáp nghĩa của Đảng và Nhà nước trong công cuộc đổi mới đất nước hiện nay, góp phần củng cố niềm tin của nhân dân ta vào sự lãnh đạo của Đảng, sự quản lý của Nhà nước, tăng cường khối đại đoàn kết toàn dân tộc.


Ông Nguyễn Duy Kiên, Phó Cục trưởng Cục Người có công cho biết: “Đến nay, cả nước có khoảng 9 triệu đối tượng người có công (trong đãcó gần 1,2 triệu liệt sĩ, trên 127 nghìn bà mẹ Việt Nam anh hùng, hơn 2 triệu người là thương binh, bệnh binh, thân nhân liệt sĩ, hàng vạn người tham gia kháng chiến bị nhiễm chất độc hóa học...). Hầu hết người có công và thân nhân của họ đã được hưởng các chế độ ưu đãi của nhà nước”.


Hàng năm ngân sách Nhà nước đã dành gần 30.000 tỷ đồng để thực hiện chế độ ưu đãi nhằm không ngừng chăm lo đến đời sống của người có công với cách mạng ngày càng tốt hơn. 97% gia đình người có công có mức sống bằng hoặc cao hơn mức sống trung bình của nhõn dân nơi cư trú. Đời sống người có công được ổn định và từng bước được cải thiện, góp phần to lớn ổn định chính trị, xã hội, củng cố lòng tin của nhân dân đối với Đảng, Nhà nước; góp phần ổn định chính trị - xã hội để phát triển kinh tế trong thời kỳ đổi mới.


Còn theo ông Bùi Đức Tùng, Phó Tổng Biên tập Tạp chí Lao động và Xã hội, hoạt động thông tin, tuyên truyền trên báo chí đã góp phần tạo sự chuyển biến mạnh mẽ về nhận thức, nâng cao trách nhiệm của các cấp, các ngành, các cơ quan, đơn vị, doanh nghiệp và nhân dân trong việc thực hiện chính sách, chế độ ưu đãi của Đảng, Nhà nước đối với người có công với cách mạng. Từ đó tiếp tục đẩy mạnh phong trào “Đền ơn đáp nghĩa” ngày càng sâu rộng, có hiệu quả thiết thực, phù hợp với từng địa phương, cơ quan, đơn vị.


Xuân Cường/Báo Tin Tức
Sẽ trao quyết định công nhận bằng tổ quốc ghi công cho 498 liệt sĩ
Sẽ trao quyết định công nhận bằng tổ quốc ghi công cho 498 liệt sĩ

Chiều ngày 10/7, Ban Tư tưởng Văn hóa Trung ương, Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội (LĐTBXH), Bộ Thông tin Truyền thông tổ chức họp báo giới thiệu về các hoạt động kỷ niệm 70 năm ngày thương binh liệt sĩ (27/7/1947-27/7/2017).

Chia sẻ:

doanh nghiệp - Sản phẩm - Dịch vụ Thông cáo báo chí Rao vặt

Các đơn vị thông tin của TTXVN