Chưa chắc áp thấp thành bão khi vào TPHCM

Đó là thông tin được ông Lê Thanh Hải, Phó Giám đốc Trung tâm Dự báo khí tượng Thủy văn Trung ương cho biết vào chiều nay, 6/11.

Theo ông Hải, áp thấp nhiệt đới có thể mạnh lên thành bão hoặc vẫn giữ nguyên là áp thấp nhiệt đới và tỷ lệ này là 50/50. Tuy nhiên, do ảnh hưởng của áp thấp nhiệt đới, tối và đêm nay khu vực Nam Bộ vẫn có mưa và dông vì vậy người dân cần đề phòng lốc xoáy, gió giật mạnh.


Đường đi và vị trí của áp thấp nhiệt đới. Ảnh: nchmf


Riêng các tỉnh miền Đông Nam Bộ và TP.HCM dự báo có mưa to đến rất to. Đặc biệt, cần đề phòng lũ quét ở vùng núi thuộc các tỉnh miền Đông Nam Bộ. Ngoài ra, mưa lớn kết hợp với triều cường làm mực nước dâng cao gây ngập ở các vùng thấp trũng, ven biển, ven sông của các tỉnh như TP HCM, Bình Dương và các tỉnh miền Tây Nam Bộ.


Bên cạnh đó, theo thông tin từ Trung tâm dự báo khí tượng thủy văn Trung ương, lúc 16h chiều nay tâm áp thấp nhiệt đới nằm ngay trên vùng ven biển các tỉnh Khánh Hòa đến Bà Rịa Vũng Tàu. Sức gió mạnh nhất vùng gần tâm áp thấp mạnh cấp 7 (50 – 61 km/h), giật cấp 8.


Trong 12 giờ tiếp theo, áp thấp nhiệt đới di chuyển theo hướng Tây Tây nam với tốc độ 25 – 30 km mỗi giờ và đi vào các tỉnh Nam Trung Bộ và Nam Bộ. Đến 4h sáng ngày mai (7/11) tâm áp thấp sẽ nằm trên đất liền các tỉnh miền Tây Nam Bộ với sức gió mạnh nhất ở vùng gần tâm áp thấp nhiệt đới mạnh cấp 6 (39 - 49 km/h), giật cấp 8.



Hoàng Tuyết


TP.HCM chủ động các phương án phòng chống bão số 13

Ban chỉ huy phòng chống lụt bão và tìm kiếm cứu nạn Thành phố Hồ Chí Minh cho biết, hiện thành phố đã hoàn tất các công tác chuẩn bị ứng phó, phòng trách cơn bão số 13 được dự báo có khả năng ảnh hưởng trực tiếp vào thành phố vào chiều tối 6/11.

Chia sẻ:

doanh nghiệp - Sản phẩm - Dịch vụ Thông cáo báo chí Rao vặt

Các đơn vị thông tin của TTXVN