Đề xuất nâng mức hỗ trợ đào tạo nghề cho lao động thất nghiệp

Bộ Lao động, Thương binh và Xã hội (LĐTBXH) vừa trình Thủ tướng Chính phủ đề xuất quy định mới về mức hỗ trợ học nghề đối với lao động tham gia bảo hiểm thất nghiệp (BHTN).

Chú thích ảnh
Đào tạo nghề tại trường Trung cấp nghề giao thông công chính Hà Nội.

Theo đó, người tham gia BHTN nhưng mất việc làm được hỗ trợ hai gói như sau: Gói thứ nhất, nếu tham gia khóa đào tạo nghề đến ba tháng, mức hỗ trợ được tính theo mức thu học phí của cơ sở đào tạo nghề nghiệp và thời gian học nghề thực tế; nhưng tối đa không quá 4,5 triệu đồng/người/khóa đào tạo.

Gói thứ hai là đối với người lao động tham gia khóa đào tạo nghề trên ba tháng, mức hỗ trợ tính theo tháng, mức thu học phí và thời gian học nghề thực tế; nhưng tối đa không quá 1,5 triệu đồng/người/tháng.

Trường hợp người lao động tham gia khóa đào tạo nghề có những ngày lẻ không đủ tháng theo quy định của cơ sở đào tạo nghề nghiệp thì số ngày lẻ được tính theo nguyên tắc: Từ 14 ngày trở xuống tính là 1/2 tháng và từ 15 ngày trở lên được tính là một tháng.

Theo tờ trình của Bộ LĐTBXH, việc quy định mức hỗ trợ trên là mức trần, vì vậy việc hỗ trợ học nghề vẫn dựa trên thực tế, tùy theo từng ngành nghề mà có mức hỗ trợ cụ thể.

Hơn nữa, quy định mức hỗ trợ học nghề theo hai hình thức (theo gói và theo tháng) như trên sẽ đáp ứng được tất cả đối tượng người thất nghiệp có nhu cầu học nghề. Bởi đa số người thất nghiệp là lao động phổ thông nên mong muốn học một nghề với thời gian ngắn (từ ba tháng trở xuống) để nhanh chóng tìm việc làm ngay. Do đó, quy định này tạo điều kiện cho người thất nghiệp tham gia khóa học nghề ngắn hạn, kể cả đối với những ngành, nghề có trình độ chuyên môn kỹ thuật cao.

Hiện mức hỗ trợ học nghề cho người lao động tham gia bảo hiểm thất nghiệp tối đa 1 triệu đồng/người/tháng. Mức hỗ trợ cụ thể được tính theo tháng, tùy theo từng nghề, mức thu học phí và thời gian học nghề thực tế theo quy định của cơ sở dạy nghề.

 

Tin ảnh: XM/Báo Tin tức
Có phải làm lại thẻ BHYT mới khi không đóng tiếp đúng hạn?
Có phải làm lại thẻ BHYT mới khi không đóng tiếp đúng hạn?

Bạn đọc hỏi: Tôi có thẻ bảo hiểm y tế (BHYT) gia đình đủ 5 năm liên tục từ đầu năm 2017. Thẻ hết hạn vào cuối tháng 3 năm 2020 nhưng vì lý do cá nhân, tôi không thể đóng tiếp thẻ BHYT đúng hạn. Vậy nay tham gia lại có được gia hạn thẻ 5 năm liên tục hay phải làm thẻ mới?

Chia sẻ:

doanh nghiệp - Sản phẩm - Dịch vụ Thông cáo báo chí Rao vặt

Các đơn vị thông tin của TTXVN