Hà Nội nghiên cứu thay đổi giờ làm việc và học tập

Ngày 21/10, UBND Hà Nội có công văn khẩn yêu cầu Sở Giao thông Vận tải phối hợp với các sở ngành liên quan nghiên cứu, đề xuất giờ làm việc, giờ học và giờ kinh doanh thương mại.

Trên địa bàn thành phố hiện có khoảng 350.000 học sinh mầm non, 500.000 học sinh tiểu học, 320.000 học sinh trung học cơ sở. Số lượng sinh viên đại học và cao đẳng tại các cơ sở đào tạo trong nội thành gần 478.900 sinh viên. Trong đó nhiều nhất là quận Cầu Giấy và Đống Đa, mỗi quận có 13 trường, tiếp đó là quận Thanh Xuân và Hai Bà Trưng, mỗi quận có 6 trường.



Ùn tắc giao thông bài toán khó cho Hà Nội.


Hà Nội có khoảng 355.000 cán bộ, công chức hưởng lương ngân sách. Trong đó,cơ quan Trung ương có khoảng 202.966 người, chiếm 57,1%; số lượng cán bộ cơ quan trực thuộc Hà Nội khoảng 152.294 người, chiếm 42,9%.

Trước đó, UBND Thành phố Hà Nội nhận được đề xuất của Bộ Giao thông vận tải về việc thí điểm thay đổi thời gian làm việc và học. Theo đó, cán bộ, công chức cơ quan trung ương làm việc từ 9h sáng đến 12h trưa; ca chiều từ 13h đến 18h. Công chức Hà Nội sẽ làm giờ ca sáng từ 8h30 đến 12h; ca chiều từ 13h đến 17h30.

Bậc mầm non, tiểu học, trung học cơ sở sẽ học bán trú từ 8h đến 17h30. Học sinh trung học phố thông sẽ học ca sáng từ 7h đến 11h; ca chiều từ 12h30 đến16h30.

Sinh viên đại học quận Cầu Giấy sẽ học ca sáng từ 7h đến 12h và ca chiều từ 12h30 đến 17h30. Sinh viên quận Đống Đa học ca sáng từ 6h30 đến 11h30 và ca chiều từ 12h45 đến17h45. Sinh viên quận Thanh Xuân học ca sáng từ 6h45 đến 11h45 và ca chiều từ 12h30 đến 17h30. Sinh viên quận Hai Bà Trưng học ca sáng từ 6h30 đến 11h30 và ca chiều 12h45 đến 17h45.

Các trung tâm kinh doanh, thương mại sẽ mở cửa từ 9h30 đến 23h30.

Đề xuất này dựa trên cơ sở sắp xếp một cách khoa học và hợp lý để vừa đảm bảo công việc, vừa không để ảnh hưởng lớn đến đời sống của cán bộ công chức, không xáo trộn sinh hoạt gia đình, đặc biệt bảo đảm giờ sinh hoạt phù hợp với nhịp sinh học của học sinh mầm non, tiểu học và trung học cơ sở.

Từ những đề xuất của Bộ Giao thông, ngày 21/10, Phó chủ tịch UBND thành phố Nguyễn Văn Khôi có công văn hỏa tốc yêu cầu Sở Giao thông phố hợp với Công an Thành phố, Bộ tư lệnh Thủ đô, Sở Nội vụ, Giáo dục, Công thương, Lao động Thương binh và Xã hội và các đơn vị liên quan kiểm tra, khảo sát, tính toán cơ sở khoa học, thực tiễn việc thay đổi giờ làm việc, giờ học và kinh doanh thương mại.



Theo Dân trí.
Nghiên cứu xây dựng cầu vượt lắp ghép

Ngày 20/10, Sở Giao thông Vận tải đã được giao khảo sát, nghiên cứu việc xây dựng cầu vượt lắp ghép cho phương tiện cơ giới đường bộ có trọng tải nhẹ từ 3 tấn trở xuống tại các nút giao thông đồng mức có mật độ giao thông lớn, thường xuyên gây ra ùn tắc giao thông tại khu vực nội đô.

Chia sẻ:

doanh nghiệp - Sản phẩm - Dịch vụ Thông cáo báo chí Rao vặt

Các đơn vị thông tin của TTXVN