Sáng 26/10, vòm thép nhịp chính của cầu Rồng - một trong những cầu đẹp nhất bắc qua sông Hàn của TP Đà Nẵng - đã được hợp long thành công.
Đây là nhịp vòm lớn nhất trụ P2, P3. Vòm thép nhịp P2-P3 có chiều dài 166m, trọng lượng gần 1.100 tấn, vòm có bán kính cong 130m là một kết cấu chịu lực liên kết với hệ dầm hộp bằng kết cấu cáp dây treo. Hệ vòm thép bao gồm 5 ống thép đường kính 1.200mm, dày 20mm được liên kết tại các mặt bích bố trí cách nhau 8m; tại các mặt bích này bố trí hệ cáp treo đỡ hệ dầm mặt cầu thép liên hợp. Bê tông được nhồi bên trong ống 5m kể từ chân vòm để tạo được độ cứng cần thiết cho kết cấu vòm.
Chủ tịch HĐTV Cienco 1 Phạm Dũng cho biết: Theo thiết kế, ống vòm là đường cong tròn trơn được sản xuất theo công nghệ uốn nóng nên phải sản xuất ở nước ngoài và vận chuyển về Việt Nam. Theo một số chuyên gia, công nghệ này hàm chứa nhiều hạn chế do tính chất vật liệu bị thay đổi trong quá trình gia nhiệt và hạ nhiệt, ngoài ra còn phụ thuộc vào tiến độ nhập khẩu.
Để khắc phục khó khăn trên, thành phố Đà Nẵng đã đồng ý cho nhà thầu Cienco1 sử dụng công nghệ vòm đa giác nội tiếp, ống vòm được phân thành các đoạn nhỏ để sản xuất, sau đó hàn nối với nhau thành kết cấu hoàn chỉnh tại công trường. Thay đổi này giúp nhà thầu chủ động về tiến độ và giảm giá thành, đồng thời đảm bảo chất lượng cũng như thẩm mỹ cho công trình.
Lãnh đạo thành phố và các đơn vị thi công nhấn nút hợp long vòm thép cầu Rồng. |
Tuy nhiên, để lắp dựng hoàn chỉnh vòm thép nhịp P2- P3, nhà thầu
phải huy động hệ vật tư, đà giáo với khối lượng rất lớn trên 540 tấn,
việc xiết bu lông mặt bích và hàn nối các đoạn ống vòm tại hiện trường
trong điều kiện thi công trên cao đòi hỏi sự tập trung cao độ của công
nhân, nhất là thi công vào thời điểm ban đêm. Đồng thời, nhà thầu còn
phải lên kế hoạch, thường xuyên kiểm tra công tác an toàn lao động, công
tác neo giữ đà giáo, long môn nhằm đảm bảo an toàn tuyệt đối trước và
trong mùa mưa bão.
Vòm thép chính nhịp chính cầu Rồng được hợp long thành công. |
Quá trình sản xuất và lắp dựng các đốt
vòm được giám sát chặt chẽ đảm bảo chất lượng cao nhất. Sử dụng 1 cẩu
long môn chuyên dụng sức nâng 200 tấn có khả năng thay đổi chiều cao để
lắp đặt các đốt vòm vào vị trí trong điều kiện thi công trên cao và giữa
sông là sự sáng tạo của nhà thầu Cienco 1. Việc hợp long vòm nhịp P2-
P3 cho thấy nhà thầu Cienco 1 đã làm chủ công nghệ và thi công thành
công vòm thép với chiều dài và đường kính lớn đầu tiên tại Việt Nam.
Dự
án cầu Rồng có tổng vốn đầu tư hơn 1.498 tỷ đồng, được khởi công xây
dựng 7/2009, dự kiến sẽ hoàn thành đúng vào dịp kỷ niệm năm ngày giải
phóng thành phố Đà Nẵng (29/3/2013).
Văn Sơn- Lê Lâm