Ký ức hào hùng của Dũng sỹ diệt Mỹ bắn rơi 6 máy bay địch

Hơn hai mươi năm quân ngũ, chiến đấu trên hầu hết các chiến trường ác liệt, thương binh Nguyễn Đình Duyên (sinh năm 1948, trú tại bản Hốc, xã Châu Đình, huyện Quỳ Hợp, Nghệ An) và các đồng đội đã làm nên những chiến thắng oai hùng. Đặc biệt, trong một trận đánh, ông và khẩu đội súng máy 12,7mm đã bắn rơi 6 máy bay địch. Được Đảng, Nhà nước tặng thưởng nhiều huân chương, huy chương cao quý nhưng với ông, phần thưởng lớn nhất là đất nước được hòa bình, non sông liền một dải.

Chú thích ảnh
Thương binh Nguyễn Đình Duyên (bản Hốc, xã Châu Đình, huyện Quỳ Hợp, tỉnh Nghệ An) trở về cuộc sống đời thường vẫn tích cực lao động, sản xuất và tham gia công tác hội tại địa phương. 

Ký ức hào hùng

Thời điểm Chiến dịch Mậu Thân năm 19 diễn ra, chàng trai Nguyễn Đình Duyên vừa mới bước vào học kỳ hai của lớp 7 được gần hai tuần. Với tinh thần yêu nước cháy bỏng, ý chí căm thù giặc sục sôi, người thanh niên hai mươi tuổi xung phong lên đường nhập ngũ. Sau hai tháng huấn luyện cấp tốc, ông được biên chế về Đại đội 2, Tiểu đoàn 16, trực thuộc Sư đoàn 320, tham gia chiến đấu tại chiến trường Quảng Trị. Tại đây, ông cùng đồng đội đã làm nên những trận đánh oanh liệt, khiến quân địch khiếp vía.

Thương binh Nguyễn Đình Duyên nhớ lại, sau khi biết được âm mưu của địch sẽ đổ bộ quân cùng các thiết bị quân sự xuống cao điểm 425, phía Tây tỉnh Quảng Trị, đơn vị ông được nhận lệnh thọc sâu chiếm lĩnh trận địa ngay tại chân cao điểm. Đến 9 giờ ngày 2/9/19, hàng loạt máy bay địch lượn lờ cao điểm chờ đổ bộ thì đơn vị được lệnh nổ súng. Để không cho địch có cơ hội phản công, khẩu đội 12,7mm của ông phải nổ súng liên tục. Áp lực lớn khiến hai tai của ông chảy máu, thế nhưng tay ông vẫn giữ vững vị trí. “Lúc đó máy bay rất nhiều, vì vậy xác suất bị bắn rơi rất cao. Trong trận này, riêng khẩu đội của tôi đã bắn rơi 6 máy bay địch, còn toàn Đại đội 2 bắn rơi 12 chiếc”, thương binh Nguyễn Đình Duyên kể.

Với những chiến công này, ông Nguyễn Đình Duyên được tặng danh hiệu Dũng sĩ bắn máy bay, Dũng sĩ diệt Mỹ và Huân chương Chiến công hạng Ba. Sau này ông mới biết, nhân dịp này, cấp ủy, chính quyền địa phương tổ chức phát động học tập gương chiến đấu dũng cảm của mình tại Trường cấp II Châu Đình, huyện Quỳ Hợp.

Năm 1971, ông cùng đồng đội tiếp tục tham gia Chiến dịch đường 9 Nam Lào, sau đó tham gia chiến đấu tại chiến trường Tây Nguyên. Năm 1973, ông được chuyển công tác về phòng chính trị Sư đoàn 320. Năm 1974, ông tiếp tục tham gia Chiến dịch Hồ Chí Minh. Chiến dịch Hồ Chí Minh thắng lợi, non sông thu về một mối, ông cùng đơn vị tham gia cuộc chiến đấu bảo vệ biên giới Tây Nam và cuộc chiến đấu bảo vệ biên giới phía Bắc. Năm 1982, ông được cử đi học Trường chuyên gia quân sự 481, sau đó được cử sang làm chuyên gia quân sự giúp đỡ Campuchia. Đến khi quân tình nguyện về nước năm 1989, ông cũng xin về nghỉ hưu với quân hàm Thiếu tá.

Gương sáng cho thế hệ trẻ

Hòa bình lập lại, thương binh Nguyễn Đình Duyên trở về quê hương. Những tưởng rằng chiến tranh đã lùi xa, cuộc sống của ông sẽ êm đềm hơn nhưng bản thân ông và hai trong số năm người con đều bị ảnh hưởng chất độc da cam. Có lẽ chính cuộc đời binh nghiệp của ông đã trau dồi cho ông bản lĩnh, sự lạc quan. “Đời lính tham gia hàng trăm trận đánh, được sống trở về quê là mình đã may mắn lắm rồi. Nhiều đồng đội đã hy sinh, còn nằm lại trên chiến trường nên dẫu có khó khăn, vất vả thế nào mình cũng chịu được", thương binh Nguyễn Đình Duyên nói.

Chú thích ảnh
Thương binh Nguyễn Đình Duyên (bản Hốc, xã Châu Đình, huyện Quỳ Hợp, tỉnh Nghệ An) kể lại cho cháu nghe về những trận đánh oanh liệt của ông cùng đồng đội trong chiến tranh. 

Chăm chú nghe những câu chuyện của ông kể lại, em Nguyễn Đình Tiến (cháu nội) chia sẻ, những câu chuyện của ông đã giúp em hiểu rõ hơn sự ác liệt của chiến tranh, biết ơn công lao của cha anh đi trước đã hy sinh xương máu cho độc lập, hòa bình của dân tộc.

Hơn 20 năm quân ngũ với nhiều cống hiến, ông vinh dự được Đảng, Nhà nước tặng Huân chương Chiến công hạng Nhì; 2 Huân chương Chiến sĩ giải phóng; 1 Huân chương Kháng chiến hạng nhì; 3 Huân chương Chiến sĩ vẻ vang... Khi trở về quê hương, ông tiếp tục tham gia, cống hiến cho các tổ chức hội tại địa phương và được nhân dân tin tưởng bầu giữ nhiều chức vụ như Chủ tịch Hội Cựu chiến binh xã Châu Đình; nhiều năm giữ chức Phó Chủ tịch Hội Cựu chiến binh huyện Quỳ Hợp. Từ năm 2012 đến nay, ông là Chủ tịch Hội Nạn nhân chất độc da cam huyện Quỳ Hợp.

Ông Đặng Thế Quế, Phó Chủ tịch Hội Cựu chiến binh huyện Quỳ Hợp cho biết: "Đồng chí Nguyễn Đình Duyên là một cựu chiến binh kiên cường, dũng cảm trong chiến đấu, luôn nêu gương, phát huy phẩm chất Bộ đội cụ Hồ trong đời thường. Trong kháng chiến, đồng chí đã lập được nhiều chiến công, được tặng thưởng nhiều huân chương, huy chương và nhiều phần thưởng cao quý khác. Khi trở về địa phương, đồng chí luôn tiên phong trong các hoạt động tại địa phương, gần gũi, giúp đỡ mọi người".

Bài và ảnh: Văn Tý (TTXVN)
75 năm Ngày Thương binh-Liệt sỹ: Bình Thuận truy điệu và an táng hài cốt liệt sỹ
75 năm Ngày Thương binh-Liệt sỹ: Bình Thuận truy điệu và an táng hài cốt liệt sỹ

Sáng 22/7, tại Nghĩa trang Liệt sỹ tỉnh Bình Thuận (xã Hồng Sơn, huyện Hàm Thuận Bắc), Tỉnh ủy, Hội đồng nhân dân, Ủy ban nhân dân, Ủy ban Mặt trận Tổ Quốc Việt Nam tỉnh tổ chức lễ truy điệu và an táng 2 hài cốt liệt sỹ vừa được tìm kiếm, quy tập trên địa bàn.

Chia sẻ:

doanh nghiệp - Sản phẩm - Dịch vụ Thông cáo báo chí Rao vặt

Các đơn vị thông tin của TTXVN