Cụ thể, chỉ cần đóng BHXH đủ 15 năm và đủ tuổi nghỉ hưu thì được hưởng hưu; Hưởng trợ cấp hằng tháng trong trường hợp có thời gian đóng BHXH mà không đủ điều kiện hưởng lương hưu và chưa đủ tuổi hưởng trợ cấp hưu trí xã hội; Hưởng BHYT do NSNN đảm bảo trong thời gian hưởng trợ cấp hằng tháng; Hưởng BHYT do quỹ BHXH đóng, thời gian hưởng BHYT tối đa bằng thời gian đóng BHXH của người lao động; Trong thời gian nghỉ việc mà chưa có việc làm thì người lao động còn được hưởng chính sách hỗ trợ về tín dụng nhằm giải quyết khó khăn tài chính trước mắt.
Điểm đáng chú ý trong 5 quyền lợi này là lao động có thể hưởng bảo hiểm y tế miễn phí nếu không rút một lần.
Theo quy định hiện hành, lao động sau nghỉ việc chưa tiếp tục đóng BHXH bắt buộc nếu muốn tham gia BHYT thì đăng ký theo hộ gia đình. Mức đóng BHYT hiện tại bằng 4,5% lương cơ sở với người thứ nhất, từ người thứ hai đến người thứ năm đóng lần lượt bằng 70%, 60%, 50%, 40% mức phí của người đầu tiên.
Tiền đóng BHYT theo năm với các thành viên hộ gia đình lần lượt là 972.000 đồng; 0.400 đồng; 583.200 đồng; 486.000 đồng và 8.800 đồng và sẽ tăng khi lương cơ sở điều chỉnh.