Đáng chú ý trong số đó có khoản nợ hơn 13,4 tỷ đồng của 122 đơn vị mà cơ quan bảo hiểm xã hội không liên lạc được do các đơn vị này đã giải thể, phá sản, chủ sử dụng lao động không còn ở địa phương.
Tiếp nhận hồ sơ tại bộ phận một cửa Bảo hiểm Xã hội tỉnh. Ảnh: baolongan.vn |
Theo ông Mai Hữu Thơi, Giám đốc Bảo hiểm xã hội Long An, hiện nay nợ khó đòi trên 6 tháng có xu hướng gia tăng. Nguyên nhân chủ yếu do số cuộc thanh tra liên ngành ít chưa đáp ứng nhu cầu, thanh tra chuyên ngành còn mới; đến nay còn đang thi hành án đối với 25 đơn vị đã khởi kiện trước năm 2016 với số nợ hơn 21,7 tỷ đồng nhưng tình hình thi hành án rất chậm do các đơn vị này kinh doanh kém hiệu quả, thu hẹp sản xuất, tài sản đã thế chấp hết cho các ngân hàng; từ năm 2016, chưa thực hiện được quy trình khởi kiện các đơn vị nợ đọng theo quy định của Luật Bảo hiểm xã hội năm 2014 nên chỉ dừng ở mức xử phạt vi phạm hành chính nên thiếu tính răn đe đối với các đơn vị cố tình chây ì…
Nhằm xử lý kiên quyết tình trạng nợ đọng bảo hiểm xã hội, đảm bảo quyền lợi cho người lao động, trong thời gian tới Bảo hiểm xã hội Long An sẽ phối hợp với ngành liên quan thực hiện nhiều giải pháp. Trong đó chú trọng tập trung tuyên truyền cho đơn vị sử dụng lao động, người lao động, người dân được biết về ý nghĩa, tầm quan trọng và lợi ích của chính sách bảo hiểm xã hội; các quy định của pháp luật liên quan đến chính sách bảo hiểm xã hội.
Đồng thời, tăng cường thanh tra, kiểm tra đối với các đơn vị sử dụng lao động có số nợ bảo hiểm xã hội lớn, nợ kéo dài làm ảnh hưởng đến quyền lợi của người lao động; đối với các đơn vị nợ bảo hiểm xã hội đã có quyến định xử phạt vi phạm hành chính mà vẫn không thực hiện sẽ chuyển hồ sơ sang cơ quan công an để xử lý theo quy định của Bộ luật Hình sự…