Lương cơ bản và lương tối thiểu khác nhau như thế nào?

“Khi phổ biến hợp đồng lao động, chủ sử dụng lao động hoặc đại diện phòng quản lý nhân sự thường nói đến lương cơ bản và lương tối thiểu. Chúng tôi thường chỉ quan tâm tới số tiền được nhận và chưa phân biệt sự khách nhau giữa lương cơ bản và lương tối thiểu. Vậy đâu là sự khác nhau giữa 2 loại lương này”, một số bạn đọc đặt câu hỏi.

Người lao động tại Công ty TNHH MTV Dệt may PanKo Tam Thăng (tỉnh Quảng Nam). Ảnh: Đoàn Hữu Trung/TTXVN

Về vấn đề này, theo Luật Lao động thì tương tối thiểu là tiền lương do chính phủ quy định, người sử dụng lao động không được phép trả lương cho người lao động thấp hơn mức lương tối thiểu quy định.


Có hai loại lương tối thiểu:


- Lương tối thiểu chung: Từ ngày 1/5/2016 là 1.210.000 đồng/tháng. Còn từ 1/7/2017 lương tối thiểu chung chính thức tăng lên 1.300.000 đồng/tháng theo Nghị định 47/2017/NĐ-CP quy định mức lương cơ sở áp dụng đối với cán bộ, công chức, viên chức, người hưởng lương, phụ cấp và người lao động làm việc trong các cơ quan, tổ chức, đơn vị sự nghiệp của Đảng, Nhà nước, tổ chức chính trị - xã hội và hội. Do đó mức lương này thường được gọi là lương cơ sở.


- Lương tối thiểu vùng (có 4 vùng trong cả nước). Theo Nghị định 153/2016/NĐ-CPngày 14/11/2016 quy định mức lương tối thiểu vùng đối với người lao động làm việc theo hợp đồng lao động, thì lương tối thiểu vùng áp dụng cho những đối tượng sau:


Người lao động làm việc theo chế độ hợp đồng lao động theo quy định của Bộ luật lao động; Doanh nghiệp thành lập, tổ chức quản lý và hoạt động theo Luật doanh nghiệp; Hợp tác xã, liên hiệp hợp tác xã, tổ hợp tác, trang trại, hộ gia đình, cá nhân và các tổ chức khác của Việt Nam có thuê mướn lao động theo hợp đồng lao động; Cơ quan, tổ chức nước ngoài, tổ chức quốc tế và cá nhân người nước ngoài tại Việt Nam có thuê mướn lao động theo hợp đồng lao động (trừ trường hợp điều ước quốc tế mà Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là thành viên có quy định khác với quy định của Nghị định này).


Các doanh nghiệp, hợp tác xã, liên hiệp hợp tác xã, tổ hợp tác, trang trại, hộ gia đình, cơ quan, tổ chức và cá nhân quy định tại các khoản 2, 3 và khoản 4 Điều này sau đây gọi chung là doanh nghiệp".


Theo đó, lương tối thiểu vùng là mức lương thấp nhất theo vùng mà người lao động làm việc theo hợp đồng lao động trong doanh nghiệp tại vùng đó được nhận. Khác với lương cơ sở, lương tối thiểu vùng áp dụng chung cho tất cả người lao động làm việc theo hợp đồng lao động trong doanh nghiệp.


Người lao động và doanh nghiệp có thể thỏa thuận về lương nhưng không được thấp hơn mức lương tối thiểu vùng quy định tại Điều 3 Nghị định 153/2016/NĐ-CP, áp dụng từ 1/1/2017 như sau:


Mức 3.750.000 đồng/tháng, áp dụng đối với doanh nghiệp hoạt động trên địa bàn thuộc vùng I; Mức 3.320.000 đồng/tháng, áp dụng đối với doanh nghiệp hoạt động trên địa bàn thuộc vùng II; Mức 2.900.000 đồng/tháng, áp dụng đối với doanh nghiệp hoạt động trên địa bàn thuộc vùng III; Mức 2.580.000 đồng/tháng, áp dụng đối với doanh nghiệp hoạt động trên địa bàn thuộc vùng IV.


Địa bàn thuộc vùng I, vùng II, vùng III và vùng IV được quy định tại Phụ lục ban hành kèm theo Nghị định này".


Với mức lương tối thiểu vùng sẽ được điều chỉnh hàng năm sau khi họp Hội đồng tiền lương quốc gia.


Còn về lương cơ bản: Do người sử dụng lao độngthỏa thuận với người lao động được ghi cụ thể trên hợp đồng lao động (HĐLĐ), là cơ sở để tính tiền công, tiền lương thực lĩnh của người lao động trong chính doanh nghiệp đó.


Khi doanh nghiệp xác định lương cơ bản phải đảm bảo: Không được thấp hơn mức lương tối thiểu vùng theo quy định của chính phủ tại từng thời điểm,đối với lao động đã qua học nghề thì phải được cộng thêm 7% lương tối thiểu nữa.


Cách xác định lương cơ bản: (ở mức tối thiểu): Căn cứ vào mức lương tối thiểu vùng: năm 2017 - Vùng 1 là 3.750.000, nếu đang làm việc tại vùng 1, đã qua đào tạo từ cấp nghề trở lên (đã tốt nghiệp trung cấp, cao đẳng...) thì mức lương thấp nhất mà bạn được nhận là: 3.750.000 * 7% = 4.012.500 (Đây chính là lương cơ bản của năm 2017)


Từ năm 2015 trở về trước, thuật ngữ "Lương cơ bản" là dùng để phản ánh khoản lương để đóng bảo hiểm, không tính các khoản phụ cấp, trợ cấp khác. Nhưng bắt đầu từ năm 2016, khi luật bảo hiểm mới có hiệu lực thì doanh nghiệp sẽ phải tham gia bảo hiểm trên cả các khoản phụ cấp.


Như vậy, với lương cơ bản phụ thuộc rất lớn vào khả năng, trình độ và năng lực thực sự của người lao động, nhất là khả năng đàm phán về lương của người lao động. Nếu có năng lực, trình độ, mức lương cơ bản sẽ rất cao.


XC (tổng hợp)/Báo Tin Tức
Để giữ chân lao động, doanh nghiệp nghiêm túc thực hiện tăng lương tối thiểu vùng
Để giữ chân lao động, doanh nghiệp nghiêm túc thực hiện tăng lương tối thiểu vùng

Sau hơn 1 tháng áp dụng Nghị định 153/2016/NĐ-CP quy định mức lương tối thiểu cho 4 vùng lương trên toàn quốc, mức tăng từ 180.000-250.000 đồng/vùng; ghi nhận tại các địa phương cho thấy, nhiều doanh nghiệp đã áp mức trả lương tối thiểu cao hơn mức quy định.

Chia sẻ:

doanh nghiệp - Sản phẩm - Dịch vụ Thông cáo báo chí Rao vặt

Các đơn vị thông tin của TTXVN