Người dân không mất phí chuyển đổi sổ đỏ

Người dân được đo đạc địa chính với công nghệ hiện đại, được số hóa toàn bộ thửa đất và các thông tin được cập nhật theo công nghệ mới nhất, đặc biệt, nhờ áp dụng những điều này mà việc chuyển đổi các loại giấy chứng nhận (GCN) hoàn toàn miễn phí.

Gia đình bà Nguyễn Thị Nghĩa (tổ 8, phường Quang Trung, TP Thái Bình) rất phấn khởi khi từ tháng 10/2014 nhà bà đã hoàn tất được thủ tục chuyển đổi từ “sổ đỏ” (GCN quyền sử dụng đất) sang “sổ hồng” (GCN quyền sở hữu nhà ở và quyền sử dụng đất ở) theo quy định của Nhà nước.

Dự án VLAP triển khai đo đạc tại xã Minh Hưng (Kiến Xương, Thái Bình). Ảnh: baothaibinh.com.vn


Bà Nghĩa cho biết: “Việc xác định lại mốc giới bằng công nghệ Vlap, ranh giới giữa các hộ liền kề được xác định với công nghệ cao nên rất nhanh chóng. Các cán bộ trực tiếp xuống đo đạc, chúng tôi không mất thời gian đi lại nhiều lần như trước đây. Đặc biệt, việc chuyển đổi này hoàn toàn không mất phí”.

Không chỉ riêng gia đình bà Nghĩa mà 315 hộ dân tại phường Quang Trung cũng đã được hoàn tất thủ tục chuyển đổi, hoàn toàn không mất phí và hơn 7.900 hộ được cấp giấy chứng nhận mới.

Ông Phạm Văn Phương, Giám đốc văn phòng đăng ký quyền sử dụng đất TP Thái Bình cho biết, những tiện ích trên là do

GS Đặng Hùng Võ, nguyên Thứ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường: Góp phần giảm tham nhũng Xây dựng cơ sở dữ liệu đất đai là hạt nhân của quản lý vì một hệ thống quản lý hiện đại bao giờ cũng phải có thông tin và thông tin đất đai đóng vai trò quan trọng hàng đầu. Thực hiện tốt vấn đề “số hóa” cơ sở dữ liệu đất đai sẽ dẫn đến minh bạch, làm giảm tình trạng tham nhũng trong quản lý đất đai. Bởi việc số hóa sẽ đảm bảo tính chặt chẽ trong quản lý, tất cả đều được công khai, nên sẽ không thể tồn tại những câu chuyện “loppy” làm sổ đỏ hay vì lợi ích cá nhân mà thay đổi hồ sơ, dữ liệu đất đai như những câu chuyện đâu đó chúng ta vẫn gặp trong cuộc sống hiện nay. Để làm tốt điều đó, yếu tố quan trọng là con người, bản thân cán bộ làm nhiệm vụ phải là những người có tâm và có tài, tiếp đó là vấn đề đầu tư vốn và công nghệ.

TP Thái Bình là một trong những đơn vị được thí điểm quản lý đất đai bằng Dự án Hoàn thiện và hiện đại hóa hệ thống quản lý đất đai Việt Nam (VLAP), hiện đang tiếp tục hoàn thiện, nghiệm thu dự án.

Thành phố đã thực hiện đo đạc toàn bộ diện tích đất của thành phố và cấp GCN quyền sử dụng đất đối với những hộ cá nhân trên địa bàn. Hiện đã xét duyệt được hơn 33.000 hồ sơ, đồng thời bàn giao cho các đơn vị nhà thầu in GCN cho 29.650 hộ dân, đã kí được 24.813 GCN, đồng thời bàn giao cho cơ sở các xã, phường để trả cho các hộ gia đình cá nhân.

“Với những kết quả dự án VLAP thực hiện đem lại rất nhiều tiện ích cho các cơ quan quản lí nhà nước cũng như các hộ cá nhân. Bởi khi hiện đại hóa quản lí đất đai thì toàn bộ các thửa đất được đo đạc bằng số liệu số đồng thời các dữ liệu này sẽ được lập và lưu trữ bằng công nghệ hiện đại.

Sau khi hoàn thiện sẽ được cập nhật trong hệ thống mạng thông tin thì cơ quan quản lí và người dân rất dễ dàng xem xét, tra cứu dữ liệu của các địa chỉ nhà đất trên địa bàn một cách nhanh chóng, thuận tiện và chính xác”, ông Phương cho biết.

Không chỉ riêng TP Thái Bình, các huyện Quỳnh Phụ, Kiến Xương, Tiền Hải, Vũ Thư cũng đang triển khai dự án VLAP và đem lại kết quả khả quan. Toàn bộ hệ thống thông tin về đất đai tại các địa bàn này được đo đạc địa chính chính quy, đưa vào cơ sở dữ liệu hiện đại, dễ dàng truy cập, quản lý. Những biến động trên từng thửa đất đều được cập nhật, giúp cho công tác quản lí đất đai, cũng như việc khai thác tài nguyên đất đai được hiệu quả, chính xác và minh bạch.

Bên cạnh đó, việc thực hiện áp dụng số hóa trong xây dựng cơ sở dữ liệu đất đai cũng còn gặp không ít khó khăn. Cơ sở dữ liệu do đơn vị thi công bàn giao chưa đầy đủ gây khó khăn trong cập nhật cũng như đồng bộ dữ liệu. Việc đo đạc chưa chính xác do nhiều đơn vị cùng thực hiện và sự phối hợp chưa đồng bộ dẫn đến phải chỉnh sửa nhiều lần mới nghiệm thu được.


Đồng thời việc lập hồ sơ là do đơn vị thi công chỉ chuyên về đo đạc, khi cấp GCN sử dụng đất cho các hộ cá nhân phải lập hồ sơ theo quy định, do đó việc lập hồ sơ chuyển lên các xã, phường, thành phố xét duyệt còn thiếu và phải chuyển trả lại để bổ sung, việc đi lại nhiều lần dẫn đến hiệu quả làm việc chưa cao.

Ông Trần Ngọc Tuấn, Giám đốc Sở Tài nguyên và môi trường tỉnh Thái Bình cho biết. “Tỉnh Thái Bình còn 3 huyện là Thái Thụy, Đông Hưng và Hưng Hà còn khoảng 22 xã nữa chưa có bản đồ đo đạc địa chính chính quy, mà vẫn sử dụng bản đồ lạc hậu. Chúng tôi đang đề nghị được đầu tư tiếp về đo đạc địa chính chính quy theo hệ thống VLAP để đồng bộ hóa các bản đồ.

Hiện hệ thống khai thác hồ sơ qua tin nhắn đã đi vào hoạt động qua hệ thống tổng đài 8183 và thông tin công khai trên website: www.thaibinh.lis.vn. Việc tích hợp cơ sở dữ liệu tập trung đang được triển khai, dự kiến đến tháng 5/2015 hoàn thành trên toàn tỉnh, đáp ứng nhu cầu của người dân cũng như phục vụ sự phát triển chung của địa phương”.


Thu Trang - Đinh Hoài

'Số hóa' cơ sở dữ liệu đất đai quốc gia
'Số hóa' cơ sở dữ liệu đất đai quốc gia

Chỉ cần một cú kích chuột, cán bộ thu thuế cũng như người dân có thể biết được thửa đất này đã nộp thuế hay chưa, và những khoản cần nộp là gì.

Chia sẻ:

doanh nghiệp - Sản phẩm - Dịch vụ Thông cáo báo chí Rao vặt

Các đơn vị thông tin của TTXVN