Nông dân huyện Tân Hưng đang xuống giống vụ đông xuân 2016 - 2017. Ảnh: Bùi Như Trường Giang/TTXVN |
Theo đó, Long An tăng cường kiểm tra, theo dõi tình hình hạn, xâm nhập mặn. Xác định vùng thường xuyên thiếu nước, từ đó có hướng giải quyết về nguồn nước, trữ nước. Phát huy công suất trạm bơm điện nhỏ và chuyển đổi cơ cấu cây trồng, vật nuôi cho phù hợp.
Kiểm tra thường xuyên các công trình thủy lợi đầu mối, khắc phục tình hình rò rỉ nước mặn vào nội đồng và có kế hoạch vận hành, điều tiết các cống đầu mối hợp lý nhằm phục vụ tốt việc ngăn mặn, trữ ngọt, bảo đảm nguồn nước phục vụ sản xuất và dân sinh.
Đồng thời, tỉnh rà soát, rút kinh nghiệm từ diễn biến xâm nhập mặn thực tế trong mùa khô năm 2016, đề xuất đầu tư thi công các công trình ngăn mặn, trước mắt và lâu dài. Đẩy mạnh tiến độ thi công các công trình cấp nước tập trung được duyệt, đáp ứng nhu cầu nước sinh hoạt của người dân.
Bên cạnh đó, ngành nông nghiệp Long An đẩy nhanh tiến độ thi công nạo vét hệ thống công trình thủy lợi chính và nội đồng nhằm nâng cao năng lực tưới tiêu, trữ nguồn nước ngọt khi cần thiết.
Song song đó, Long An tăng cường tuyên truyền, nâng cao ý thức thực hiện các giải pháp phòng, chống hạn, xâm nhập mặn, tuân thủ đúng lịch thời vụ được khuyến cáo. Đặc biệt, thường xuyên theo dõi, cập nhật các thông tin, dự báo về tình hình khí tượng, thủy văn, tình hình hạn, xâm nhập mặn phổ biến cho nhân dân để chủ động trong sản xuất
Vụ lúa đông xuân năm 2016-2017, tỉnh Long An gieo sạ gần 265.000 ha; trong đó, có hơn 54.000 ha cho thu hoạch, đạt năng suất bình quân 50,7 tạ/ha, với sản lượng gần 277.000 tấn.