Nhiều vùng trên cả nước có chỉ số tia cực tím ở mức trung bình

Trung tâm Dự báo khí tượng thủy văn Quốc gia nhận định, ngày 25/12, nhiều vùng trên cả nước có chỉ số tia cực tím ở mức trung bình do Bắc Bộ và Bắc Trung Bộ trời tiếp tục rét đậm, rét hại, nhiệt độ xuống mức rất thấp.

Chú thích ảnh
Ảnh minh họa: Thanh Tùng/TTXVN

Nam Bộ có chỉ số tia cực tím ở mức nguy cơ gây hại trung bình vào thời gian cao điểm. Thời điểm xuất hiện chỉ số tia cực tím cực đại thường xảy ra từ 10 giờ đến 13 giờ.

Cụ thể, Thủ đô Hà Nội ở mức 4.5; Quảng Ninh mức 4.6; Hải Phòng 4.9; thành phố Huế (Thừa Thiên - Huế) 4.2; thành phố Đà Nẵng 3.5; thành phố Cần Thơ 3.8; thành phố Cà Mau (Cà Mau) ở mức 3.6 vào thời gian cao điểm. 

Từ ngày 26 - 28/12, chỉ số tia cực tím tại nhiều thành phố trên cả nước chuyển sang mức nguy cơ gây hại rất cao. Tại Thủ đô Hà Nội, chỉ số tia cực tím lần lượt là 8; 8; 7; Hải Phòng 8; 8; 7; Hạ Long (Quảng Ninh) 8; 7; 7; Huế (Thừa Thiên - Huế) 8; 8; 7; Đà Nẵng 8; 8; 7; Hội An (Quảng Nam) 8; 8; 7; Nha Trang (Khánh Hòa) 8; 8; 6; Hồ Chí Minh 8; 8; 8; Cần Thơ 8; 7; 7; Cà Mau (Cà Mau) 8; 7; 6. 

Thang bảng đo chỉ số tia cực tím từ 2.5 - 5.4 là mức trung bình; từ 5.5 - 7.4 là cao; từ 7.5 - 10.4 là rất cao. Ở mức rất cao, tia cực tím có thể gây bỏng da nếu tiếp xúc trực tiếp với ánh nắng mặt trời liên tục trong 25 phút. Chỉ số từ 10.5 trở lên là cực kỳ cao, rất nguy hiểm, gây nguy cơ làm tổn thương da, bỏng mắt nếu tiếp xúc ánh nắng mặt trời trong khoảng 15 phút mà không được bảo vệ. Để phòng tránh các tác hại của tia cực tím và đề phòng sốc nhiệt, người dân khi làm việc ngoài trời cần trang bị đồ dùng chống nắng như: quần áo bảo hộ lao động, mũ, nón, kính…; luôn đảm bảo đủ nước uống cho cơ thể.

Về chỉ số nóng bức (Heat-Index), ngày 25/12, nhiều vùng trên cả nước duy trì mức an toàn, dưới 27 như: Thủ đô Hà Nội, Sa Pa (Lào Cai), các tỉnh Quảng Ninh, Hà Tĩnh, Quy Nhơn (Bình Định), Đà Nẵng, Pleiku (Gia Lai), Đà Lạt (Lâm Đồng).

Riêng Thành phố Hồ Chí Minh có chỉ số ở mức đặc biệt cẩn trọng (32 - 41). Ở mức này, người dân có khả năng say nắng, chuột rút hoặc kiệt sức vì nóng khi tiếp xúc hoặc hoạt động thể chất kéo dài. 

Chỉ số nóng bức được xếp theo 5 cấp độ: Dưới 27 là an toàn, 27-32 là cẩn trọng, 32-41 là đặc biệt cẩn trọng, 41-54 là mức nguy hiểm, trên 54 là cực kỳ nguy hiểm. Để phòng tránh các tác hại của tia cực tím và đề phòng sốc nhiệt, người dân khi làm việc ngoài trời nắng cần trang bị đồ dùng chống nắng như quần áo bảo hộ lao động, mũ, nón, kính; luôn đảm bảo đủ nước uống cho cơ thể.

HL (TTXVN)
Từ 23 - 25/11, chỉ số tia cực tím tại nhiều khu vực ở mức nguy cơ gây hại rất cao
Từ 23 - 25/11, chỉ số tia cực tím tại nhiều khu vực ở mức nguy cơ gây hại rất cao

Trung tâm Dự báo khí tượng thủy văn Quốc gia nhận định, ngày 22/12, nhiều khu vực trên cả nước có chỉ số tia cực tím ở mức trung bình do Bắc Bộ và Bắc Trung Bộ trời rét đậm, rét hại, nhiệt độ xuống mức rất thấp.

Chia sẻ:
Từ khóa:

doanh nghiệp - Sản phẩm - Dịch vụ Thông cáo báo chí Rao vặt

Các đơn vị thông tin của TTXVN