Trong đó, đáng chú ý có 5 điểm mới về chế độ thai sản được đề cập:
1, Hưởng chế độ thai sản trong trường hợp mẹ không đủ điều kiện hưởng: Đối với trường hợp người mẹ không đủ điều kiện hưởng chế độ thai sản khi sinh con mà người cha đủ điều kiện thì được hưởng trợ cấp một lần khi sinh con theo Điều của Luật bảo hiểm xã hội.
2,Thời gian nghỉ chế độ thai sản của lao động nam có thể chia làm nhiều lần: Lao động nam đang đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc vào quỹ ốm đau và thai sản khi vợ sinh con được nghỉ việc hưởng chế độ thai sản theo quy định tại Khoản 2 Điều 34 của Luật bảo hiểm xã hội thì có thể nghỉ làm nhiều lần nhưng tổng thời gian không quá thời gian quy định và phải trong 30 ngày từ đầu từ lúc vợ sinh con.
3, Đi làm trước trước khi hết thời hạn nghỉ sinh con thì không được hưởng chế độ dưỡng sức, phục hồi sức khỏe: Trong thời gian lao động nữ đi làm trước khi hết thời hạn nghỉ sinh con theo quy định tại Điều 40 của Luật bảo hiểm xã hội thì không thuộc đối tượng giải quyết chế độ dưỡng sức, phục hồi sức khỏe.
4, Không nghỉ việc thì không được hưởng chế độ dưỡng sức, phục hồi sức khỏe: Người lao động đủ điều kiện hưởng chế độ nghỉ dưỡng sức, phục hồi sức khỏe mà không nghỉ thì không được hưởng chế độ dưỡng sức, phục hồi sức khỏe.
5, Thủ tục hồ sơ giải quyết chế độ thai sản: Hồ sơ giải quyết chế độ thai sản được thực hiện theo quy định tại Điều 101, 102 Luật Bảo hiểm xã hội 2014 và Điều 5 Nghị định 115/2015/NĐ-CP.
Dự thảo này còn sửa đổi một số quy định liên quan đến các vấn đề như điều kiện hưởng lương hưu, mức lương hưu, mức bình quân tiền lương tháng đóng BHXH để tính lương hưu, trợ cấp một lần; các trường hợp hưởng trợ cấp tuất hàng tháng; mức trợ cấp tuất một lần…