Đó là mục tiêu của UBND TP Hồ Chí Minh đặt ra khi thực hiện chương trình đào tạo nghề cho lao động nông thôn trong năm 2017.
Lao động nông thôn có nhiều ngành nghề lựa chọn khi tham gia chương trình đào tạo nghề cho lao động nông thôn của thành phố. |
Ông Trần Anh Tuấn, Phó Giám đốc Trung tâm Dự báo nhu cầu nhân lực và Thông tin thị trường lao động TP Hồ Chí Minh cho biết, hiện thành phố có hơn 1 triệu người trong độ tuổi lao động sống ở khu vực nông thôn, trong đó có các làng nghề truyền thống. Tuy nhiên, lực lượng này trình độ văn hóa, tay nghề còn thấp. Gần 40% chủ hộ sản xuất có trình độ học vấn cấp 1, khoảng 70% chủ hộ sản xuất tại làng nghề chưa qua đào tạo chuyên môn kỹ thuật, kiến thức quản lý trong khi nhóm có trình độ cao đẳng, đại học chỉ chiếm tỷ lệ chưa đến 3%...
Hiện nay, TP Hồ Chí Minh có 65 ngành nghề tiểu thủ công nghiệp đa dạng để cho lao động nông thôn lựa chọn như: chế biến, bảo quản nông, lâm, thuỷ sản (bánh tráng, bún tươi, giò chả, nem…); sản xuất vật liệu xây dựng, đồ gỗ, mây đan, gốm sứ, thuỷ tinh, dệt may, sản xuất hàng thủ công mỹ nghệ, trồng hoa kiểng, nuôi cá cảnh…
Ngoài ra, việc phát triển ngành nghề nông thôn của TP Hồ Chí Minh còn gắn với Chương trình xây dựng nông thôn mới và Chương trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp.