Tự đi khám trái tuyến, mức hưởng bảo hiểm y tế là bao nhiêu?

Bạn đọc hỏi: Tôi tham gia bảo hiểm y tế (BHYT) theo hộ gia đình, đăng ký nơi khám, chữa bệnh ban đầu ở quê. Tôi lên lao động làm việc tại Hà Nội. Nay ốm đau khám luôn tại bệnh viện ở Hà Nội có được thanh toán BHYT không? Mức hưởng thế nào?

Người dân nhận thuốc theo chế độ bảo hiểm tại bệnh viện. Ảnh: Nguyễn Dũng/TTXVN.

Về vấn đề này, theo Bảo hiểm xã hội (BHXH) Việt Nam, người tham gia BHYT khám bệnh, chữa bệnh không đúng nơi đăng ký ban đầu và không có “Giấy chuyển tuyến” (trừ trường hợp cấp cứu), trình thẻ BHYT ngay khi đến khám bệnh, chữa bệnh được quỹ BHYT thanh toán chi phí khám bệnh, chữa bệnh trong phạm vi được hưởng BHYT quy định và mức hưởng theo tỷ lệ như sau:


a) Tại bệnh viện tuyến Trung ương: 40% chi phí điều trị nội trú;


b) Tại bệnh viện tuyến tỉnh: 60% chi phí điều trị nội trú từ ngày 1/1/2015 đến ngày 31/12/2020; 100% chi phí điều trị nội trú từ ngày 1/1/2021 trong phạm vi cả nước;


c) Tại bệnh viện tuyến huyện: 100% chi phí khám bệnh, chữa bệnh ngoại trú, nội trú.


Trường hợp người bệnh tự chọn thầy thuốc, tự chọn buồng bệnh, quỹ BHYT chi trả trong phạm vi được hưởng và mức hưởng, phần chênh lệch nếu có người bệnh tự thanh toán với cơ sở y tế.


Do đó, bạn căn cứ cụ thể vào từng tuyến bệnh viện để xác định mức được chi trả BHYT khi đi khám bệnh.


XC/Báo Tin Tức
Có được bảo lưu thời gian đóng BHXH trong khi đợi đủ tuổi nghỉ hưu?
Có được bảo lưu thời gian đóng BHXH trong khi đợi đủ tuổi nghỉ hưu?

Bạn đọc hỏi: Tôi có 15 năm làm công việc nặng nhọc, độc hại mà chưa tới tuổi nghỉ hưu thì có thể bảo lưu thời gian đóng bảo hiểm xã hội (BHXH) để chốt làm lương hưu sau này không?

Chia sẻ:

doanh nghiệp - Sản phẩm - Dịch vụ Thông cáo báo chí Rao vặt

Các đơn vị thông tin của TTXVN