Trong đó, có hơn 280 ngư dân thị xã Đức Phổ, còn lại là ngư dân thuộc thành phố Quảng Ngãi, huyện Ba Tơ, Mộ Đức (Quảng Ngãi) và các tỉnh Bình Định, Phú Yên…
Ông Tâm cho biết, lý do ngư dân đòi cách ly ngay tại tàu cá là vì họ gặp khó khăn về kinh tế, không có tiền để trả phí khi đi cách ly tập trung, bởi Quyết định số 984/QĐ- UBND của UBND tỉnh, người trở về từ TP Hồ Chí Minh, tỉnh Bình Dương và các địa phương có dịch (theo bản đồ dịch tễ của Bộ Y tế công bố) vào địa bàn tỉnh Quảng Ngãi phải có kết quả xét nghiệm âm tính với SARS-CoV-2 trong vòng 48 giờ kể từ khi lấy mẫu, phải cách ly tập trung 21 ngày và tự trả phí.
Cũng theo ông Tâm, thông báo số 4/TB- UBND ngày 6/8/2021 của UBND tỉnh Quảng Ngãi nêu rõ, đối với ngư dân là người Quảng Ngãi thì tổ chức xét nghiệm, nếu dương tính tổ chức điều trị, nếu âm tính thì thực hiện cách ly y tế tập trung, tuyệt đối không để trường hợp nào trở về địa phương mà không thông qua kiểm soát; đối với ngư dân là người ngoài tỉnh yêu cầu không được lên bờ (nếu trong trường hợp bất khả kháng hoặc mua lương thực, thực thẩm thì có sự giám sát, khi thực hiện xong phải đi ngay, không được cập cảng).
Chính vì thế, UBND thị xã Đức Phổ đã chỉ đạo UBND phường Phổ Thạnh phối hợp với Đồn Biên phòng Sa Huỳnh tổ chức chốt chặn nghiêm ngặt, không cho số ngư dân này lên bờ. Đồng thời, tích cực vận động, tuyên truyền, thuyết phục ngư dân chấp hành tốt các quy định về phòng, chống dịch COVID- 19. Tới thời điểm hiện tại, đã có hơn 80/2 ngư dân đồng ý đi cách ly tập trung theo yêu cầu của ngành chức năng.
Từ ngày 26/6 đến 15/8, Quảng Ngãi ghi nhận 488 ca COVID-19, trong đó có nhiều ca mắc ngoài cộng đồng.