Vu lan báo hiếu tại chùa Tam Chúc thu hút hàng ngàn tăng ni, phật tử tham dự

Ngày 10/8, tại tỉnh Hà Nam, Hội đồng trị sự Giáo hội Phật giáo Việt Nam, Ban trụ trì chùa Tam Chúc tổ chức lễ Vu lan báo hiếu Phật lịch 25 - Dương lịch 2024.

Chú thích ảnh
Thực hiện nghi lễ Vu lan báo hiếu Phật lịch 25 - Dương lịch 2024 tại chùa Tam Chúc. Ảnh: Đại Nghĩa/TTXVN

Tham dự có Hòa thượng Thích Thanh Nhiễu, Phó Chủ tịch Thường Hội đồng trị sự Giáo hội Phật giáo Việt Nam, Trụ trì chùa Tam Chúc, chùa Bái Đính, cùng đông đảo đại biểu và hàng nghìn tăng ni, phật tử về tham dự.

Tham dự lễ Vu lan báo hiếu tại chùa Tam Chúc, các đại biểu và tăng ni, phật tử thập phương được ôn lại truyền thống của ngày đại lễ. Theo đó, lễ Vu lan bắt nguồn từ sự tích về Đại hiếu Mục Kiền Liên bồ tát nhờ hợp lực của chư tăng khắp mười phương để cứu mẹ mình ra khỏi kiếp ngục quỷ.

Chú thích ảnh
Hòa thượng Thích Thanh Nhiễu, Phó Chủ tịch Thường Hội đồng trị sự Giáo hội Phật giáo Việt Nam đọc diễn văn khai mạc Pháp Hội Vu Lan PL. 25 – DL. 2024. Ảnh: Đại Nghĩa/TTXVN

Chính vì vậy, lễ Vu lan là ngày để tưởng nhớ công ơn cha mẹ, tổ tiên và được Phật giáo coi là ngày trọng lễ trong dịp tháng 7 hằng năm. Lễ Vu lan là một trong những nghi lễ truyền thống tốt đẹp của dân tộc Việt Nam được tổ chức vào dịp rằm tháng bảy hằng năm. Đây là dịp để mỗi người sống chậm lại, yêu thương nhiều hơn, gửi gắm tình cảm và có hành động thực tế báo đáp ơn cha mẹ, những ân trọng và chia sẻ với người xung quanh mình.

Chú thích ảnh
Hàng ngàn tăng ni, phật tử và người dân tụng kinh Sám Vu Lan, Sám Mục Liên và phát nguyện tinh thần theo đức Phật. Ảnh: Đại Nghĩa/TTXVN

Tại buổi lễ Vu lan báo hiếu tại chùa Tam Chúc, Hội đồng trị sự Giáo hội Phật giáo Việt Nam, chư tôn đức lãnh đạo ban viện Trung ương cùng các đại biểu, tăng ni, phật tử đã thực hiện nghi lễ truyền thống Phật giáo như nghi thức tụng kinh Sám Vu Lan, Sám Mục Liên và phát nguyện tinh thần theo đức Phật; nghi thức dâng hoa cúng dàng, nghi thức cài hoa hồng để tưởng nhớ đấng sinh thành của mỗi người.

Chú thích ảnh
Hàng ngàn tăng ni, phật tử và người dân thực hiện các thực hiện nghi lễ truyền thống Phật giáo. Ảnh: Đại Nghĩa/TTXVN

Lễ Vu lan không chỉ là nghi lễ của riêng Phật giáo mà đã trở thành ngày lễ chung để những người làm con thể hiện tấm lòng hiếu thảo đối với đấng sinh thành, dưỡng dục; tưởng nhớ, nguyện cầu và tri ân những những  người đã hy sinh vì độc lập, tự do của Tổ quốc.

Vu Lan báo hiếu là truyền thống tốt đẹp ngàn đời của dân tộc Việt Nam, khởi nguyên tri ân và báo ân cho lời dạy của Đức Phật và noi theo gương hiếu của Tôn giả Mục Kiều Liên (đệ tử xuất chúng của đức Phật đại hiếu đã cứu mẹ của mình ra khỏi kiếp ngục quỷ).  

Chú thích ảnh
Người dân xúc động khi được thực hiện nghi thức cài hoa hồng lên áo để tưởng nhớ đấng sinh thành. Ảnh: Đại Nghĩa/TTXVN

Vu Lan báo hiếu cũng là ngày thể hiện tình người thắm thiết trong cuộc sống nhân sinh, mang đậm văn hóa đạo đức tâm linh, văn hóa đức tính người, hướng về nguồn cội thiêng liêng cao quý mà gần gũi nhất là hình ảnh của cha và mẹ.

Thanh Tuấn (TTXVN)
Hành trình ‘Vu Lan - Đạo hiếu và Dân tộc năm 2024’ tại Điện Biên
Hành trình ‘Vu Lan - Đạo hiếu và Dân tộc năm 2024’ tại Điện Biên

Ngày 24/7, Ban Truyền thông Trung ương Giáo hội Phật giáo Việt Nam đã tổ chức Lễ khánh thành nhà ăn tại điểm trường Nậm Ty, xã Hua Thanh, huyện Điện Biên (Điện Biên); trao tặng giếng nước có nguồn nước sinh hoạt, học tập, quà từ thiện cho người dân địa phương và thăm, tặng quà cho Đồn biên phòng Mường Pồn (tỉnh Điện Biên).

Chia sẻ:

doanh nghiệp - Sản phẩm - Dịch vụ Thông cáo báo chí Rao vặt

Các đơn vị thông tin của TTXVN