Bệnh nhân đã tỉnh táo, tự ngồi dậy và ăn uống được. |
“Người góp công, kẻ góp của”
Bệnh nhân là Dương Thị Phương Mai (15 tuổi) và người hến tạng là cha cháu, anh Dương Văn Tiến (39 tuổi, Tĩnh Gia, Thanh Hóa).
Theo GS.TS Trần Bình Giang, Giám đốc Bệnh viện Hữu nghị Việt Đức, thực sự các y , bác sĩ đã rất “cân não”, vô cùng căng thẳng khi thực hiện ca ghép gan cho bệnh nhân Phương Mai. Bởi lẽ trước khi tiến hành ghép, bệnh nhân bị suy gan cấp tên nền bệnh gan mạn tính, xơ gan, hôn mê gan nặng, rối loạn đông máy nặng, phải tiến hành hồi sức lọc gan, thay huyết tương và ghép gan cấp cứu. Tiên lượng chắc chắn tử vong nếu không được ghép gan khẩn cấp. Đây là ca ghép gan khó khăn và phức tạp nhất từ trước đến nay tại Bệnh viện Hữu nghị Việt Đức.
Gia đình bệnh nhân cũng cho biết, cách đây 2 năm, cháu Mai đã bị mệt mỏi, vàng da từng đợt, tăng men gan, không rõ chẩn đoán, điều trị.
Cách đây 1 tháng, bệnh nhân nhi xuất hiện xuất huyết tiêu hóa và rối loạn ý thức, điều trị tại Bệnh viện Bạch Mai với chẩn đoán suy gan. Sau đó bệnh nhân được chuyển sang Bệnh viện Nhi Trung ương. Tại đây, các bác sĩ chẩn đoán bệnh nhân suy gan do hội chứng Wilson.
Trong hai tuần điều trị bệnh nhân đã được điều trị tích cực nhưng không cải thiện được tình trạng suy gan. Sau đó, cháu được chuyển sang Bệnh viện Đa khoa Vinmec trong tình trạng: Vàng da toàn thân niêm mạc nhợt, phù toàn thân, cổ chướng, huyết động và hô hấp ổn định, hội chứng nhiễm trùng rõ nghi ngờ viêm phổi. Bệnh nhân được điều trị kháng sinh phổ rộng kết hợp kháng nấm.
Điều trị tại Vinmec 4 ngày, tình trạng nhiễm trùng bệnh nhân có giảm nhưng chức năng gan cản thiện kém. Dù đã được tích cực điều trị nhưng tình trạng bệnh nhân không cải thiện nhiều, có biểu hiện bệnh não gan độ 3 nên được chuyển sang Bệnh viện Hữu nghị Việt Đức để chuẩn bị ghép gan từ người cho sống khỏe mạnh là bố của bé.
“Trước khi phẫu thuật ghép gan cho cháu Mai, tôi rất suy nghĩ, nếu đội ngũ ghép tạng của chúng tôi tới Bệnh viện đa khoa Vinmec thì sau đó, việc theo dõi cho cháu bé như thế nào? Trong khi, công tác hồi sức cấp cứu rất quan trọng, cần kinh nghiệm, linh cảm của tất cả đội ngũ y bác sĩ, lên đến cả trăm người. Vậy nên tôi đã quyết định phẫu thuật tại Việt Đức, còn Bệnh viện đa khoa Vinmec cung cấp vật tư tiêu hao, thuốc...”, GS.TS Trần Bình Giang cho biết.
Gia đình từng xin bệnh viện “cho về”
Bệnh nhân Phương Mai được chuyển sang Bệnh viện Việt Đức lúc 16 giờ ngày 28/3 trong tình trạng lơ mơ, bệnh não gan độ 3, rối loạn đông máu nặng, phù phổi cấp. Ngay trong đêm, các bác sĩ đã chuẩn bị, để có thể sẵn sàng phẫu thuật cho bệnh nhân ngay trong buổi sáng.
Bệnh nhân luôn trong tình trạng nguy kịch, đã có lúc gia đình đã xin được đưa cháu về nhà. |
Tuy nhiên, 6 giờ sáng ngày 29/3, bệnh nhân xuất hiện hôn mê, gọi hỏi không biết, có dấu hiệu suy hô hấp cấp, đặt ống NKQ cấp cứu và đẩy thẳng vào phòng mổ, hút NKQ có bọt hồng, lactat máu tăng rất cao (Lactta 14, bình thường là 1) xử trí cấp cứu phù phổi cấp và an thần thở máy thì bệnh nhân có dấu hiệu trở lại trạng thái lơ mơ, gọi hé mắt.
Kiểm tra các tạng khác như tim, phổi, thận vẫn trong tình trạng kiểm soát được nên các bác sĩ vẫn tiến hành ghép gan cho bệnh nhân.
Tuy nhiên, đúng lúc này, gia đình phân vân và quyết định không cho bệnh viện tiến hành ghép gan lấy từ người cho sống là bố cháu, vì sợ tình trạng nguy kịch của cháu ảnh hưởng đến kết quả phẫu thuật và quyết tâm đưa cháu về nhà để chết mặc dù chuẩn bị rạch da.
Vậy nên, đã có lúc bệnh nhân được đưa ra xe về nhà. Nhưng sau khi nghe bác sĩ giải thích từ 2 Bệnh viện Hữu nghị Việt Đức và Vinmec, cùng sự quyết tâm của các bác sĩ trong kíp mổ ghép gan Bệnh viện Việt Đức, sau 2 giờ, gia đình đã suy nghĩ lại và quay trở lại phòng mổ để các bác sĩ Bệnh viện Hữu nghị Việt Đức thực hiện ca phẫu thuật lúc 10 giờ ngày 29/3.
Ca ghép được tiến hành trong 9 giờ, sử dụng phương pháp ghép gan bán phần từ người cho là cha của bệnh nhân (khoảng 60% thể tích gan của người hiến).
Trong ca ghép, bệnh nhân có rối loạn đông máu nặng từ trước ghép, hậu quả của suy gan cấp nên việc điều chỉnh đông máu trong mổ rấ quan trọng nhằm hạn chế chảy máy cho bệnh nhân. Ngoài ra, bệnh nhân còn có bất thường bẩm sinh hẹp động mạch thân tạng, khiến không thể thực hiện nối động mạch bình thường mà phải nối dài,trực tiếp từ động mạch gan vào động mạch chủ.
"Rất mừng, là hiện tại bệnh nhân đã tỉnh, tự ngồi dậy và ăn uống được, không sốt, các chỉ số sinh tồn ổn định, chức năng gan hồi phục tốt như dự kiến. Sức khỏe của cha cháu cũng đã hồi phục, dự kiến sẽ được xuất viện vào ngày 7/4 tới”, GS.TS Trần Bình Giang cho biết.