Cần tạo hành lang pháp lý và chuẩn hóa quy trình khám chữa bệnh từ xa

Đề án khám bệnh từ xa rất thiết thực cho người dân, cho bệnh viện tuyến dưới, tuy nhiên việc thực hiện đề án sẽ gặp khó khăn về hành lang pháp lý, cơ sở vật chất trang thiết bị, cũng như cơ chế tài chính cho các chuyên gia tham gia hội chẩn.

Đó là chia sẻ của các bệnh viện tại hội nghị tập huấn công tác chỉ đạo tuyến năm 2020 của Bộ Y tế tổ chức tại TP Hồ Chí Minh ngày 22/10.

Chú thích ảnh
 Đề án khám bệnh từ xa sẽ góp phần nâng cao hiệu quả khám chữa bệnh tuyến dưới.

Theo Cục khám chữa bệnh (Bộ Y tế), đề án khám chữa bệnh từ xa sẽ góp phần nâng cao hiệu quả khám chữa bệnh tuyến dưới và năng lực cung cấp dịch vụ khám chữa bệnh của các bệnh viện, giảm tỷ lệ chẩn đoán nhầm, chẩn đoán chậm. Khám chữa bệnh từ xa là một trong những nhóm giải pháp quan trọng khi dịch COVID-19 vẫn đang có những diễn biến phức tạp trên thế giới và nguy cơ cao ở Việt Nam.

Tại hội nghị, đại diện các bệnh viện cho rằng, đề án rất thiết thực cho người dân, cho bệnh viện tuyến dưới. Tuy nhiên, việc thực hiện đề án sẽ gặp khó khăn về hành lang pháp lý, cơ sở vật chất trang thiết bị, cũng như cơ chế tài chính cho các chuyên gia tham gia hội chẩn. Bên cạnh đó, chế độ BHYT cho người bệnh được hội chẩn cũng cần phải được thanh toán như thế nào để phù hợp.

Theo bác sĩ chuyên khoa 2 Nguyễn Hữu Long, Trưởng phòng Chỉ đạo tuyến Bệnh viện Chợ Rẫy, đề án này vướng thông tư của Bộ Y tế về phân tuyến kỹ thuật và thông tư về kỹ thuật mới, phương pháp mới. Hiện nay, các bệnh viện tuyến huyện, tỉnh cũng đăng ký đến bệnh viện hạt nhân, nếu không có quy trình khám chữa bệnh từ xa cụ thể và rõ ràng từng bệnh cần hội chẩn thì sẽ khiến cho các bệnh viện tuyến trên bị rối. Các bệnh viện cần hội chẩn nhưng không được thực hiện các kỹ thuật nằm ngoài danh mục quy định.

Bên cạnh đó, nhiều bệnh viện đề xuất cần tăng cường nguồn đầu tư, tài trợ cho bệnh viện hạt nhân, bệnh viện tuyến cơ sở; Bộ Y tế cần chuẩn hóa quy trình khám chữa bệnh từ xa, tạo hành lang pháp lý và cơ chế tài chính phù hợp. Cùng với đó, việc chi trả BHYT cho bệnh nhân cần rõ ràng để tiết kiệm thời gian, công sức cho người dân, đồng thời bảo vệ quỹ BHYT, giảm tải cho các bệnh viện tuyến trên…

Theo Bộ Y tế, đề án khám chữa bệnh từ xa kế thừa đề án cử cán bộ chuyên môn luân phiên từ bệnh viện tuyến trên về hỗ trợ các bệnh viện tuyến dưới và đề án bệnh viện vệ tinh, vì vậy cũng sẽ có quy trình cụ thể, không để các bệnh viện ở dưới lạm dụng và hội chẩn vượt tuyến. Bộ Y tế sẽ điều chỉnh và ban hành quy trình, cũng như hành lang pháp lý, cơ chế tài chính, BHYT... phù hợp.

Đan Phương/Báo Tin tức
Khám chữa bệnh từ xa muốn hiệu quả cần thêm nhiều chính sách 'mở lối'
Khám chữa bệnh từ xa muốn hiệu quả cần thêm nhiều chính sách 'mở lối'

Việt Nam đã đạt mốc hơn 1.000 điểm cầu khám chữa bệnh từ xa, tuy nhiên việc triển khai vẫn còn nhiều vấn đề khó khăn, nhất là vấn đề pháp lý, chưa có nguồn thu, hướng dẫn chi trả từ hoạt động này.

Chia sẻ:

doanh nghiệp - Sản phẩm - Dịch vụ Thông cáo báo chí Rao vặt

Các đơn vị thông tin của TTXVN