Đây là khuyến cáo Quốc gia về sàng lọc nguy cơ UTCTC, được PGS.TS Lưu Thị Hồng, Tổng Thư ký Hội Phụ sản Việt Nam, chia sẻ tại hội thảo “Xét nghiệm HPV DNA đầu tay: Từ khuyến cáo đến thực hành lâm sàng”, do Roche Việt Nam phối hợp cùng các tổ chức y khoa, chuyên gia y tế trong và ngoài nước tổ chức nhằm hưởng ứng kế hoạch Hành động quốc gia về dự phòng và kiểm soát ung thư cổ tử cung giai đoạn 2016 -2025 của Bộ Y tế.
Các bác sĩ chia sẻ thông tin về ngăn ngừa ung thư cổ tử cung tại hội thảo. Ảnh: CTV |
Ước tính mỗi năm, trên thế giới có khoảng 536.000 phụ nữ được chẩn đoán UTCTC, một nửa trong số đó tử vong với phần lớn số ca tử vong xảy ra ở các nước đang phát triển. Tại Việt Nam, hàng năm có khoảng hơn 5.000 ca mắc mới và hơn 2.500 ca tử vong do UTCTC, nghĩa là trung bình mỗi ngày có 7 phụ nữ tử vong vì căn bệnh này
Đáng lo ngại, UTCTC là ung thư phổ biến hàng thứ hai trong các loại ung thư phụ khoa mà nguyên nhân chính là do nhiễm dai dẳnng vi-rút HPV (vi rút gây u nhú ở người). Hiện có hơn một trăm chủng HPV khác nhau, trong đó có 14 chủng được xem là có nguy cơ cao, gây nên hơn 99% ca ung thư cổ tử cung; 2 chủng nguy cơ cao nhất là chủng HPV 16 và HPV 18, nguyên nhân gây nên hơn 70% các trường hợp ung thu cổ tử cung. Phụ nữ bị nhiễm chủng HPV 16 hoặc HPV 18 có khả năng phát triển thành tiền ung thư cổ tử cung cao hơn gấp 35 lần so với người không nhiễm HPV.
Trước tình hình trên, PGS.TS Lưu Thị Hồng cho biết: “UTCTC là bệnh nguy hiểm nhưng chúng ta có thể ngăn ngừa, giảm tử vong và gánh nặng y tế cho gia đình, xã hội nếu phát hiện sớm. Vì vậy, Bộ Y tế đã ra khuyến cáo quốc gia, trong đó xét nghiệm HPV DNA được sử dụng như xét nghiệm chính ban đầu trong sàng lọc nguy cơ UTCTC, giúp phụ nữ phát hiện sớm, ngăn ngừa bệnh và có cuộc sống khỏe mạnh, hạnh phúc trọn vẹn”.
Với sự phát triển của y học hiện đại, cụ thể xét nghiệm cobas® HPV của Roche đã được kiểm chứng trên lâm sàng, thông qua các nghiên cứu lớn và hiện là xét nghiệm duy nhất được cơ quan Quản lý thuốc và thực phẩm của Hoa Kỳ (FDA) phê duyệt là xét nghiệm đầu tay trong sàng lọc nguy cơ UTCTC vào năm 2014, giúp phát hiện sự hiện diện của vi-rút HPV trong tế bào cổ tử cung, ngay cả khi chưa có sự biến đổi của tế bào. Bên cạnh đó, xét nghiệp này còn giúp phát hiện nguy cơ bệnh từ sớm để có hướng theo dõi và xử lý kịp thời các tổn thương tiền ung thư trước khi chúng trở thành ung thư.