Làm thế nào đỡ say xe khi tham gia giao thông trong dịp nghỉ Tết?

Dịp Tết, phải di chuyển lại nhiều là nỗi sợ với những người hay bị say xe. Dưới đây là hướng dẫn của bác sĩ về tình trạng say xe và cách tránh không bị say xe.

Chú thích ảnh
Người dân về quê dịp nghỉ lễ. Ảnh: TTXVN

BS. Nguyễn Huy Hoàng, Trung tâm Oxy cao áp Việt - Nga (Bộ Quốc phòng) giải thích: Tình trạng say tàu xe xảy ra ở một số người là do sự mâu thuẫn giữa các luồng tín hiệu gửi tới não, hoặc do tiền đình bị kích thích quá mức.

Cụ thể, khi cơ thể chuyển động sẽ có các luồng tín hiệu gửi đến não. Với người ngồi trên tàu, xe đang di chuyển, các luồng tín hiệu này có thể mâu thuẫn với nhau khiến não bộ cho rằng cơ thể đang rơi vào tình huống nguy hiểm. Vì thế, cơ thể phản ứng bằng các biểu hiện như bồn chồn, lo lắng, tăng tiết mồ hôi, da nhợt nhạt, thở nhanh, buồn nôn và nôn, co thắt đường tiêu hóa, chóng mặt, nhức đầu…

Bên cạnh đó, một số yếu tố cũng làm tăng nguy cơ say tàu, xe như: Không gian kín, mùi khói thuốc, mùi xăng, dầu của xe…

Với người bị hội chứng tiền đình, phụ nữ có thai hoặc đang dùng thuốc tránh thai; trẻ em, phụ nữ có nguy cơ bị say xe cao hơn.

Chú thích ảnh
Bác sĩ Nguyễn Huy Hoàng.

Để hạn chế tình trạng say tàu xe, BS. Nguyễn Huy Hoàng khuyến cáo: Người dân có thể áp dụng một số cách như: Không ăn quá no hoặc để cơ thể quá đói quá; cần ngủ đủ giấc trước khi lên tàu, xe và cố gắng giữ tinh thần thoải mái.

Nếu có thể ngủ trên tàu, xe cũng có thể giúp đỡ bị say hơn. Người hay bị say xe cũng có thể ăn nhẹ và ăn nhạt; uống một chút nước, tránh dùng đồ uống có cồn; nên ăn các loại trái cây như: Cam, quýt, bánh quy, bánh mì, trái cây khô hoặc các loại hạt có thể làm giảm tình trạng say tàu, xe.

Đặc biệt, việc ngửi tinh dầu cam, quýt, sử dụng gừng tươi và trà gừng cũng có tác dụng tốt để tránh mùi xăng dầu.

Người say tàu, xe nên ngồi ở ghế trên, hoặc gần cửa sổ, nhìn xa về phía đường chân trời để giúp tín hiệu từ mắt đồng nhất với tín hiệu từ tiền đình giúp giảm tình trạng say xe.

Người say xe tuyệt đối không đọc sách báo hoặc nhìn vào điện thoại, máy tính khi ngồi trên tàu, xe.

Bên cạnh các biện pháp trên, có một số loại thuốc có thể giúp phòng chống tình trạng say tàu xe như: Nhóm thuốc kháng histamin là các thuốc thế hệ cũ, gây buồn ngủ nhưng có tác dụng chống say xe tốt như: Diphenhydramine, promethazine, meclizine... có thể kết hợp thêm cafein. Các thuốc nhóm kháng cholin có cả dạng viên lẫn dạng miếng dán sau tai cũng có tác dụng lâu dài để chống say xe.

Tạ Nguyên/Báo Tin tức
Hà Nội: Hạn chế ùn ứ trên các tuyến đường trước kỳ nghỉ Tết Dương lịch 2024
Hà Nội: Hạn chế ùn ứ trên các tuyến đường trước kỳ nghỉ Tết Dương lịch 2024

Ngày 29/12, ngày làm việc cuối cùng trước kỳ nghỉ tết Dương lịch năm 2024, tại một số điểm cửa ngõ Thủ đô, tuyến đường xuyên tâm, đường trên cao có xảy ra hiện tượng ùn ứ, thậm chí có thời điểm có hiện tượng tắc nghẽn cục bộ, nhất là vào cuối giờ chiều.

Chia sẻ:

doanh nghiệp - Sản phẩm - Dịch vụ Thông cáo báo chí Rao vặt

Các đơn vị thông tin của TTXVN