Ngày 21/9, Việt Nam ghi nhận 11.692 ca nhiễm mới

Ngày 21/9, Việt Nam ghi nhận 11.692 ca nhiễm mới SARS-CoV-2; trong ngày có 502.493 liều vaccine phòng COVID-19 được tiêm.

Chú thích ảnh
Kiểm soát dịch COVID-19 trong cộng đồng. Ảnh: TTXVN.

Tính từ 17 giờ ngày 20/9 đến 17 giờ ngày 21/9, trên Hệ thống Quốc gia quản lý ca bệnh COVID-19 ghi nhận 11.692 ca nhiễm mới, trong đó có 5 ca nhập cảnh và 11.7 ca ghi nhận trong nước (tăng 3.019 ca so với ngày trước đó) tại 34 tỉnh, thành phố (có 6.835 ca trong cộng đồng).

Các tỉnh, thành phố ghi nhận ca bệnh gồm: TP Hồ Chí Minh (6.521 ca), Bình Dương (3.609 ca), Đồng Nai (590 ca), Long An (254 ca), Kiên Giang (134 ca), An Giang (121 ca), Tiền Giang (105 ca), Tây Ninh (59 ca), Cần Thơ (43 ca), Đồng Tháp (27 ca), Bình Định (22 ca), Khánh Hòa (18 ca), Đà Nẵng (15 ca), Bình Thuận (15 ca), Cà Mau (14 ca), Bà Rịa - Vũng Tàu (13 ca), Hà Nội (12 ca), Hà Nam (12 ca), Quảng Bình (12 ca), Ninh Thuận (11 ca), Bình Phước (11 ca), Đắk Nông (10 ca), Đắk Lắk (10 ca), Phú Yên (10 ca), Quảng Ngãi (9 ca), Vĩnh Long (6 ca), Hậu Giang (6 ca), Thanh Hóa (4 ca), Bạc Liêu (4 ca), Lâm Đồng (3 ca), Nghệ An (3 ca), Quảng Nam (2 ca), Trà Vinh (1 ca), Bến Tre (1 ca).

Các địa phương ghi nhận số ca nhiễm giảm nhiều nhất so với ngày trước đó là: Đồng Nai (giảm 279 ca), Tiền Giang (giảm 106 ca), Đắk Lắk (giảm 103 ca).

Các địa phương ghi nhận số ca nhiễm tăng cao nhất so với ngày trước đó là: Bình Dương (tăng 2.199 ca), TP Hồ Chí Minh (tăng 1.350 ca), Tây Ninh (tăng 27 ca).

Trung bình số ca nhiễm mới trong nước ghi nhận trong 7 ngày qua là 10.330 ca/ngày.

Kể từ đầu dịch đến nay Việt Nam có 707.436 ca nhiễm, đứng thứ 47/222 quốc gia và vùng lãnh thổ, trong khi với tỷ lệ số ca nhiễm/1 triệu dân, Việt Nam đứng thứ 156/222 quốc gia và vùng lãnh thổ (bình quân cứ 1 triệu người có 7.189 ca nhiễm).

Đợt dịch thứ 4 (từ ngày 27/4/2021 đến nay); số ca nhiễm mới ghi nhận trong nước là 702.972 ca, trong đó có 470.164 bệnh nhân đã được công bố khỏi bệnh.

Có 18 tỉnh, thành phố đã qua 14 ngày không ghi nhận trường hợp nhiễm mới trong nước: Bắc Kạn, Tuyên Quang, Lai Châu, Hòa Bình, Yên Bái, Hà Giang, Thái Nguyên, Điện Biên, Vĩnh Phúc, Hải Phòng, Hải Dương, Phú Thọ, Ninh Bình, Nam Định, Bắc Giang, Kon Tum, Thái Bình, Lạng Sơn.

Có 3 tỉnh, thành phố không có ca lây nhiễm thứ phát trên địa bàn trong 14 ngày qua: Quảng Ninh, Lào Cai, Hà Tĩnh.

Các địa phương ghi nhận số nhiễm tích lũy cao trong đợt dịch này: TP Hồ Chí Minh (348.220), Bình Dương (183.314), Đồng Nai (41.432), Long An (30.850), Tiền Giang (13.375).

Số bệnh nhân được công bố khỏi bệnh trong ngày 21/9 là 11.017 ca.

Tổng số ca được điều trị khỏi đến nay là 475.343 ca.

Theo thống kê sơ bộ, số bệnh nhân nặng đang điều trị là 5.133 ca.

Trong ngày, tổng hợp số liệu tử vong do các Sở Y tế công bố trên hệ thống ghi nhận 240 ca tử vong tại TP Hồ Chí Minh (184), Bình Dương (41), Kiên Giang (3), Bình Thuận (3), Long An (2), Khánh Hòa (1), Hà Tĩnh (1), An Giang (1), Đà Nẵng (1), Bình Phước (1), Tiền Giang (2).

Trung bình số tử vong ghi nhận trong 7 ngày qua là 229 ca.

Tổng số ca tử vong do COVID-19 tại Việt Nam tính đến nay là 17.545 ca, chiếm tỷ lệ 2,5% so với tổng số ca mắc và cao hơn 0,4 điểm phần trăm so với tỷ lệ tử vong do COVID-19 trên thế giới (2,1%).

Trong ngày 20/9, cả nước có 502.493 liều vaccine phòng COVID-19 được tiêm. Như vậy, tổng số liều vaccine đã được tiêm là 35.071.714 liều, trong đó tiêm 1 mũi là 28.288.007 liều, tiêm mũi 2 là 6.783.707 liều.

Bộ Y tế tổ chức triển khai mua vaccine phòng COVID-19 Abdala của Cuba, đảm bảo công tác triển khai theo Nghị quyết số 109/NQ-CP ngày 20/9/2021 của Chính phủ về việc mua vaccine phòng COVID-19 Abdala do Trung tâm kỹ thuật di truyền và công nghệ sinh học Cuba sản xuất.

Bộ Y tế đề nghị Sở Y tế các tỉnh, thành phố căn cứ khuyến cáo của Tổ chức Y tế thế giới (WHO), hướng dẫn của nhà sản xuất và hướng dẫn của Bộ Y tế về tiến độ tiêm chủng, hiệu lực của việc bảo vệ khi tiêm mũi 2 để tham mưu cho Ủy ban nhân nhân tỉnh, thành phố về thời gian tiêm vaccine mũi 2 cho người đã tiêm mũi 1 bằng vaccine AstraZeneca (công văn số 7820/BYT-DP ngày 20/9 của Bộ Y tế).

Tại TP Hồ Chí Minh, các "vùng đỏ", "vùng cam", lực lượng y tế thực hiện xét nghiệm nhanh kháng nguyên đơn cho toàn bộ người dân, trừ các trường hợp F0 đã được xác định trong 14 ngày gần đây và các F0 đã xuất viện, khỏi bệnh. Việc lấy mẫu cần lặp lại sau mỗi 2 ngày, làm liên tục 3 lần trong 7 ngày.

Tạ Nguyên/Báo Tin tức
Phát hiện 167 F0 qua xét nghiệm sàng lọc, thu hẹp nhanh 'vùng đỏ' tại Hà Nội
Phát hiện 167 F0 qua xét nghiệm sàng lọc, thu hẹp nhanh 'vùng đỏ' tại Hà Nội

Trước tình hình dịch COVID-19 lây lan nhanh chóng thời gian qua ở nhiều tỉnh, thành phố, mới đây Thủ tướng Chính phủ đã lưu ý các địa phương phải thần tốc xét nghiệm, nhanh chóng phát hiện F0 để có hướng cách ly, điều trị phù hợp, hạn chế tốc độ lây nhiễm của dịch.

Chia sẻ:

doanh nghiệp - Sản phẩm - Dịch vụ Thông cáo báo chí Rao vặt

Các đơn vị thông tin của TTXVN