Người bệnh ung thư vú sẽ được tiếp cận các phương pháp điều trị tiên tiến

Ngày 8/12, Tổng hội Y học Việt Nam ký kết triển khai Đề án “Tăng cường tiếp cận các liệu pháp điều trị ung thư vú nguy cơ cao giai đoạn 2020 - 2025” nhằm mục đích góp phần gia tăng tỷ lệ người bệnh ung thư vú được chẩn đoán ở giai đoạn sớm và người bệnh có nguy cơ cao được điều trị với các liệu pháp tiên tiến.

Chú thích ảnh
Lễ ký kết triển khai Đề án “Tăng cường tiếp cận các liệu pháp điều trị ung thư vú nguy cơ cao giai đoạn 2020 - 2025”

Theo đó, Dự án sẽ triển khai nhiều hoạt động trong giai đoạn 2020-2025 bao gồm: Nâng cao nhận thức cộng đồng về bệnh ung thư vú, tăng số lượng người được chẩn đoán sớm tại các bệnh viện tham gia Đề án; tăng cường năng lực chẩn đoán và điều trị ung thư vú đến năm 2025; tối ưu hoá dữ liệu sẵn có của Bảo hiểm và Viện Ung thư Quốc gia nhằm xây dựng cơ sở dữ liệu chẩn đoán và điều trị ung thư vú.

Theo đó, ung thư vú đã và đang là căn bệnh phổ biến thường gặp ở nữ giới. Thống kê cho thấy tại Việt Nam, tỷ lệ mắc bệnh ung thư vú chiếm 9,2%, số ca mắc mới là hơn 15.000 ca và số ca tử vong là hơn 6.000 ca mỗi năm. Ước tính đến năm 2030, số ca mắc mới ung thư vú tại Việt Nam sẽ tăng lên 20.000 trường hợp và còn tiếp tục tăng.

Trong những năm qua, Việt Nam đã có các chương trình dành cho cộng đồng nhằm nâng cao nhận thức về ung thư vú, và đã đạt được một số thành tựu nhất định. Tuy nhiên, vẫn còn nhiều vấn đề cần cải thiện để có thể đưa ra giải pháp tổng thể cùng sự chung tay từ các bên liên quan và cộng đồng từ việc giáo dục nâng cao nhận thức tự khám vú, tầm soát để phát hiện sớm, chuẩn hóa việc chẩn đoán và điều trị sớm cũng như giảm thiểu gánh nặng tài chính cho người bệnh.

GS.TS Trần Văn Thuấn, Thứ trưởng Bộ Y tế cho biết: "Các bệnh không truyền nhiễm trong đó có ung thư đang có xu hướng gia tăng; riêng ung thư ung thư vú đã trở thành bệnh phổ biến ở Việt Nam và thế giới. Tuy nhiên, tỷ lệ tử vong do ung thư vú đang dần được kiểm soát nhờ nâng cao năng lực điều trị, theo dõi. Đơn cử như vừa qua ca bệnh ung thư vú đã di căn toàn thân phổi, não; nếu trước đây bác sĩ dự đoán có thể tử vong chỉ trong khoảng 4 tuần. Tuy nhiên, nhờ được điều trị thành công chỉ trong hơn 1 năm bệnh nhân đã cải thiện rõ rệt về sức khoẻ".

Cũng theo GS.TS Trần Văn Thuấn, Việt Nam cũng đã có chương trình Quốc gia về ung thư từ năm 2018 đến nay và đã đạt được thành công đáng khích lệ. Tuy nhiên hiện nay, vẫn còn nhiều khó khăn như: Nhiều bệnh nhân đến khám khi đã ở giai đoạn muộn; ung thư vú đang có xu hướng trẻ hoá, độ tuổi mắc ung thư vú của Việt Nam đang sớm hơn các nước phát triển; một số thuốc phát minh giá cả còn đắt đỏ...  khiến người nghèo khó tiếp cận với câc liệu pháp điều trị hiện đại. Vì vậy, Dự án sẽ tăng cường tiếp cận với các biện pháp điều trị, mang đến nhiều quyền lợi cho người bệnh ung thư vú và cộng đồng. Bên cạnh đó, các bệnh viện cũng cần tích cực tham gia Đề án vì mục tiêu hướng tới người bệnh.

 

Tạ Nguyên/báo Tin tức
Nền tảng công nghệ VIETRAD giúp cải thiện chẩn đoán ung thư vú tại Việt Nam
Nền tảng công nghệ VIETRAD giúp cải thiện chẩn đoán ung thư vú tại Việt Nam

VIETRAD - nền tảng trực tuyến sử dụng công nghệ học máy để kiểm tra, giám sát và cải thiện hiệu quả chẩn đoán ung thư vú thông qua hình ảnh – đã chính thức ra mắt ngày 12/11, sau một năm xây dựng.

Chia sẻ:

doanh nghiệp - Sản phẩm - Dịch vụ Thông cáo báo chí Rao vặt

Các đơn vị thông tin của TTXVN