Kết quả nghiên cứu này đã được công bố trên “Tạp chí sinh học quang tử” và được trích dẫn bởi “Trang tin khoa học tiên tiến” chuyên về các nghiên cứu mới có tính chất đột phá.
Tiến sĩ Patience Mthunzi-Kufa dẫn đầu nhóm nghiên cứu sinh học quang tử của CSIR đã công bố nghiên cứu “Phương pháp ngẫu nhiên (Label-free) phát hiện sự khác biệt về chủng virus-1 gây suy giảm miễn dịch ở người bị nhiễm HIV so với các tế bào chưa bị ảnh hưởng bằng cách sử dụng phương pháp đo lường lây truyền”.
Nữ Tiến sỹ Mthunzi-Kufa cho biết việc sử dụng phương pháp quang học ngẫu nhiên (label-free optical method) để phát hiện HIV theo thời gian thực có vai trò quan trọng bởi các bác sỹ hiện gặp khó khăn khi chẩn đoán chính xác bệnh nhân mắc HIV. Do không được chẩn đoán đúng cách và đúng thời điểm, nhiều bệnh nhân không được điều trị kịp thời.
Khi bệnh nhân được chẩn đoán, có thể bệnh lý đã diễn biến theo chiều hướng tiêu cực. Do vậy, nhóm nghiên cứu của CSIR do Tiến sỹ Mthunzi-Kufa dẫn đầu đã thúc đẩy nghiên cứu sử dụng tia laser - sinh học quang tử giúp chẩn đoán hiệu quả và kịp thời xác định phương pháp điều trị tốt hơn.
Nhóm nghiên cứu sử dụng các tế bào bị nhiễm HIV-1, áp dụng các phương pháp khác nhau dựa trên sử dụng laser, bao gồm quang phổ truyền, để phân tích các tế bào nhiễm HIV-1 và so sánh chúng với các tế bào chưa bị nhiễm. Nghiên cứu cho thấy các tế bào bị và chưa bị nhiễm biểu hiện quang phổ khác nhau khi được phân tích thông qua các kỹ thuật laser.
Đây là phương pháp mới so với các phương pháp thông thường để phát hiện các tế bào bị nhiễm. Nhóm nghiên cứu đã nộp hồ sơ xin cấp bằng sáng chế và công trình đã được công bố trên “Tạp chí sinh học quang tử”, gây tiếng vang lớn trong nước và quốc tế.
Sinh học quang tử nghiên cứu sự phát triển và ứng dụng các kỹ thuật dựa trên quang học hoặc quang tử để tạo điều kiện cho các nghiên cứu phân tử và/hoặc tế bào đơn. Đây là một lĩnh vực nghiên cứu đa ngành, có định hướng liên quan đến nhiều ngành khoa học khác nhau, bao gồm sinh học, y học, hóa học và vật lý học.