Cảnh báo việc giả mạo Facebook người nổi tiếng để trục lợi

Chiều 4/1, ông Trần Bá Dương- Chủ tịch Hội đồng Quản trị Công ty cổ phần Ô tô Trường Hải (Thaco), đã có văn bản gửi đến cơ quan quản lý của Facebook, yêu cầu xóa những tài khoản giả mạo mình trên Facebook thời gian qua.

Cụ thể, trên mạng xã hội Facebook gần đây có xuất hiện một số trang Fanpage mang tên ông Trần Bá Dương. Những trang Fanpage này có sử dụng hình ảnh của ông Trần Bá Dương làm hình ảnh đại diện, kèm theo những thông tin về chức danh, tiểu sử và link website của Công ty cổ phần Ô tô Trường Hải (Thaco), khiến dư luận hiểu lầm đây là trang thông tin cá nhân chính thức của ông Trần Bá Dương.

Một trong những trang giả mạo Chủ tịch Hội đồng Quảng trị Thaco.

Về vấn đề này, ông Nguyễn Một,
Giám đốc Truyền thông - Đại diện phát ngôn của Thaco, khẳng định: "Ông Trần Bá Dương không sử dụng bất cứ trang mạng xã hội nào (Facebook, Twitter, Instagarm… ), không sử dụng website, blog cá nhân. Tất cả những thông tin liên quan đến ông Trần Bá Dương và Thaco khi được công bố chính thức sẽ bắt nguồn từ Ban Truyền thông Công ty cổ phần Ô tô Trường Hải”.

Câu chuyện giả mạo Facebook của người nổi tiếng tại Việt Nam từ lâu đã diễn ra vô cùng phức tạp và khó giải quyết triệt để. Hầu hết những người nổi tiếng tại Việt Nam đều có Facebook giả mạo, những người càng nổi tiếng thì số lượng Facebook bị làm giả càng nhiều; có khi lên tới hàng trăm trang cá nhân, Fanpage.


Thậm chí cả hình ảnh đại diện, nội dung thông tin trong Facebook cũng liên quan đến người bị giả mạo.Mục đích của những "kẻ mạo danh" này thường là để trục lợi từ số lượng người truy cập vào trang của mình. Chính bởi thế mà bản thân những người bị giả mạo đã từng gặp rất nhiều phiền toái và hệ lụy từ câu chuyện này.


Theo một luật sư, hành vi giả mạo facebook của người khác, đăng tải những thông tin sai trái về cá nhân họ là trái pháp luật.


Cụ thể, việc sử dụng trái phép các thông tin cá nhân, hình ảnh của người khác vào nhiều mục đích khác nhau, có thể xử lý ở nhiều tội danh. Tùy từng trường hợp, mức độ và hậu quả của hành vi giả mạo, sử dụng hình ảnh của người khác. Nếu đơn giản thì có thể xử lí bằng hành chính nhưng nếu nghiêm trọng thì có thể xử lí bằng hình sự.


Một yếu tố rất quan trọng, đó là việc phải chứng minh được những thiệt hại, ảnh hưởng từ việc lập tài khoản giả mạo người khác, hoặc sử dụng các dữ liệu cá nhân người khác để thỏa mãn các mục đích của mình.


Đối với hành vi sử dụng hình ảnh của người khác đã xâm phạm quyền đối với hình ảnh cá nhân quy định tại Điều 31 BLDS năm 2005. Cùng với đó thì hành vi giả mạo facebook của người khác , sử dụng những hình ảnh của người khác với những mục đích không tốt, sẽ gây thiệt hại cho danh dự, nhân phẩm người khác quy định tại Điều 611 BLDS. Tại Nghị Định 83 của Chính phủ, ngày 20/9/2011 quy định xử phạt vi phạm hành chính trong các lĩnh vực viễn thông, với mức xử phạt đến 20 triệu đồng.


"Việc giả mạo facebook là hành vi bị nghiêm cấm theo Luật Công nghệ thông tin được ban hành từ năm 2006 và các văn bản hướng dẫn luật này. Khi bị giả mạo facebook bạn có thể ghi lại, chụp lại việc giả mạo, bôi xấu để làm chứng cứ. Sau đó tố giác hành vi vi phạm tới cơ quan công an hoặc cơ quan có thẩm quyền khác", vị luật sư này cho biết.


P.V
Thaco dành hơn 6 tỷ đồng ủng hộ đồng bào vùng lũ
Thaco dành hơn 6 tỷ đồng ủng hộ đồng bào vùng lũ

Sáng ngày 19/12/2016, Công ty CP Ô tô Trường Hải (Thaco) đã tổ chức quyên góp ủng hộ đồng bào miền Trung bị thiệt hại nặng nề do mưa lũ.

Chia sẻ:

doanh nghiệp - Sản phẩm - Dịch vụ Thông cáo báo chí Rao vặt

Các đơn vị thông tin của TTXVN