Danh sách 5 tàu này gồm: Tàu Bài Thơ 28, QN-5828 của Công ty Cổ phần đầu tư Thương mại và Dịch vụ di lịch Bài Thơ; tàu Thiên Cung 08, QN-1697 của Công ty trách nhiệm hữu hạn Dịch vụ và Thịnh Vượng; tàu Vạn lý, QN- của Công ty trách nhiệm hữu hạn Vạn Lý; tàu Cửu Long 09, QN-2782 của Công ty Hoàng Đắc Khắc; tàu Tài Hải Âu 08, QN-1667 của ông Trần Văn Sô.
Hiện trường vụ cháy tàu du lịch Ánh Dương QN 3598 trên vịnh Hạ Long hồi tháng 1/2017. Ảnh: Văn Đức/TTXVN |
Trước đó, vào chiều 15/2, trong cuộc họp khẩn cấp, bàn các giải pháp cấp bách về phòng cháy chữa cháy đối với các phương tiện vận tải và lưu trú khách trên Vịnh Hạ Long, lãnh đạo tỉnh Quảng Ninh đã nhận định: Tàu vỏ gỗ có nguy cơ cháy rất cao, nguyên nhân chủ yếu gây ra các vụ cháy trên tàu là do chập điện.
Bên cạnh đó, vẫn còn hiện tượng nấu ăn trên tàu, hút thuốc, đốt hương, đốt vàng mã…; đặc biệt, hệ thống dây điện trên các tàu cũ có thiết kế đi chìm trong vỏ tàu, cộng với việc chủ tàu tự ý thêm phần mút xốp cách âm giữa các khoang đã làm tăng nguy cơ cháy tàu lên nhiều lần.
Từ năm 2014 đến nay đã xảy ra nhiều vụ cháy tàu du lịch trên Vịnh Hạ Long, Vịnh Bái Tử Long. Bên cạnh nguy cơ dễ cháy, các tàu cũ được lưu hành từ nhiều năm qua, tàu hoán cải… luôn tiềm ẩn nhiều nguy hiểm, các chỉ số an toàn kém, ảnh hưởng đến tính mạng con người, ảnh hưởng xấu đến hình ảnh du lịch của Vịnh Hạ Long.
Chủ trương của tỉnh Quảng Ninh yêu cầu dừng hoạt động đối với các tàu này là hoàn toàn đúng đắn. Tỉnh Quảng Ninh đang triển khai các biện pháp kiểm soát chặt chẽ hơn nữa với hoạt động của tàu du lịch trên Vịnh Hạ Long, đảm bảo an toàn cho khách du lịch.