35 năm Đổi mới: Đưa hạt gạo Việt Nam vươn xa, vươn cao

Từ một nước thiếu ăn rồi tự túc lương thực, sau 35 năm Đổi mới, Việt Nam đã trở thành quốc gia đảm bảo an ninh lương thực, cường quốc xuất khẩu gạo trên thế giới.

Vị thế hạt gạo Việt Nam hiện nay đã tăng lên rõ rệt nhờ sự đổi mới tư duy mạnh mẽ, từ tư duy địa phương sang tư duy toàn cầu, tư duy ngắn hạn sang tư duy dài hạn và phát triển bền vững với những chính sách mới nhằm tái cơ cấu ngành lúa gạo, để hạt gạo Việt Nam không ngừng vươn xa, vươn cao.  

Chú thích ảnh
Từ năm 1993, Việt Nam trở thành nước xuất khẩu gạo lớn trên thế giới. Năm 2015, sản lượng lúa của Việt Nam đạt 28 triệu tấn. Trong ảnh: Bốc xếp gạo xuất khẩu qua cảng Sài Gòn. Ảnh: Đình Huệ-TTXVN
Chú thích ảnh
Diện tích lúa chiếm 82% diên tích đất canh tác ở Việt Nam. Có khoảng 52% sản lượng lúa Việt Nam được sản xuất ở đồng bằng sông Cửu Long và 18% ở đồng bằng sông Hồng. Trong ảnh: Nông dân tỉnh Đồng Tháp chăm sóc lúa vụ Đông xuân 2018 – 2019. Ảnh: Nguyễn Văn Trí/TTXVN
Chú thích ảnh
Cơ cấu giống lúa của Việt Nam bắt đầu thay đổi cách đây 20 năm, từ Chương trình giống Quốc gia. Trong ảnh: Đánh giá đặc tính và phẩm chất của các bộ giống lúa chịu mặn tại Bến Tre. Ảnh: Công Trí /TTXVN
Chú thích ảnh
Đẩy mạnh cơ cấu lại ngành hàng lúa gạo này là hết sức cần thiết để phát huy tốt hơn nữa những thành quả đã đạt được, đồng thời khơi dậy những tiềm năng còn chưa được khai phá. Trong ảnh: Bốc xếp gạo xuất khẩu của Tổng công ty Lương thực miền Nam – CTCP (Vinafood 2) tại cảng Sài Gòn. Ảnh: Vũ Sinh/TTXVN
Chú thích ảnh
Chương trình “cánh đồng mẫu lớn” đã giúp thay đổi nhận thức về mối liên kết giữa các thành phần tham gia trong chuỗi sản xuất và tiêu thụ lúa gạo. Trong ảnh: Nông dân tỉnh An Giang chăm sóc lúa trên cánh đồng mẫu lớn. Ảnh: Trọng Đạt/TTXVN
Chú thích ảnh
Thực hiện chiến lược về an toàn thực phẩm mang tính chất đồng loạt, từ năm 2008, Bộ NN và PTNT đã khởi động chương trình trồng lúa theo tiêu chuẩn VietGAP, trồng lúa hữu cơ và lúa đặc thù, sau đó là chương trình trồng lúa bền vững. Trong ảnh: Nông dân huyện Thạnh Hóa (Long An) vận chuyển thóc vừa thu hoạch. Ảnh: Đình Huệ/TTXVN
Chú thích ảnh
Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn vừa phê duyệt đề án tái cơ cấu ngành lúa gạo Việt Nam đến năm 2025 và 2030. Trong đó, điểm đáng chú ý của đề án là sản lượng xuất khẩu gạo giảm dần theo từng thời kỳ, song các chỉ tiêu về gạo đặc sản, gạo chất lượng cao, sản phẩm chế biến từ gạo, tỷ lệ gạo có thương hiệu đều tăng dần qua từng năm. Trong ảnh: Nông dân huyện Vị Thủy (Hậu Giang) thu hoạch lúa trên cánh đồng mẫu lớn và được thương lái thu mua tại ruộng. Ảnh: Huỳnh Sử/ TTXVN
Chú thích ảnh
Đại dịch COVID-19 khiến thị trường gạo xuất khẩu nhiều biến động, cùng với diễn biến thời tiết không hoàn toàn thuận lợi, nhưng 2020 và 2021 lại là năm xuất khẩu tốt của ngành lúa gạo, dù khối lượng giảm nhưng giá trị mang về tăng đến 2 chữ số. Có được kết quả này là nhờ vào cơ cấu sản phẩm gạo xuất khẩu. Trong ảnh: Vận chuyển gạo xuất khẩu tại nhà máy chế biến Tân Thạnh thuộc Tổng công ty Lương thực miền Nam – CTCP (Vinafood 2). Ảnh: Vũ Sinh/TTXVN
Chú thích ảnh
Nhu cầu về gạo chất lượng cao ngày càng tăng. Xu hướng này tạo cơ hội cho các nông hộ nhỏ tham gia vào thị trường tiềm năng này và tạo ra thu nhập tốt hơn từ lúa gạo. Trong ảnh: Nông dân tỉnh Đồng Tháp thu hoạch rộ vụ lúa Hè Thu 2021. Ảnh: Chương Đài/TTXVN
Chú thích ảnh
Vùng sản xuất lúa chất lượng cao, đủ điều kiện xuất khẩu vào thị trường EU theo Hiệp định EVFTA của Tập Đoàn Lộc Trời ở huyện Thoại Sơn, tỉnh An Giang. Ảnh: Vũ Sinh/TTXVN

 

TTXVN/Báo Tin tức
Thu hồi giấy phép nếu doanh nghiệp không xuất khẩu gạo
Thu hồi giấy phép nếu doanh nghiệp không xuất khẩu gạo

Bộ Công Thương vừa có văn bản gửi các bộ, ngành và địa phương, Phòng Thương mại và công nghiệp Việt Nam (VCCI) và Hiệp hội Lương thực Việt Nam (VFA) về việc sửa đổi, bổ sung Nghị định 107/2018/NĐ-CP của Chính phủ về kinh doanh xuất khẩu gạo; trong đó, nêu nhiều vướng mắc, bất cập trong thực thi nghị định này.

Chia sẻ:

doanh nghiệp - Sản phẩm - Dịch vụ Thông cáo báo chí Rao vặt

Các đơn vị thông tin của TTXVN