Nhà 44 Hàng Bè vốn là căn biệt thự là “hỗn hợp” giữa một điểm trường tiểu học Nguyễn Du và gần chục hộ dân.
Cổng vào căn biệt thư đã xuống cấp nên được gia cố bằng khung sắt
Căn nhà biệt thự có tới cả chục hộ dân sinh sống. Dân số tăng lên khiến các hộ cơi nơi, cải tạo với nhiều đường ống dẫn chằng chịt gây ẩm thấp, tiềm ẩn nhiều nguy cơ
Trần nhà phải gia cố thêm giàn thép chịu lực...
Nhiều người đến lần đầu khá ngạc nhiên khi ở giữa trung tâm Thủ đô lại có điểm trường xen lẫn với nhà dân như ở miền núi. Điểm trường có 8 lớp học và phòng chức năng ở tầng 1 và một phần tầng 2. Còn tầng hai và khu phụ xung quanh là các hộ dân vây quanh
Một lớp học trên tầng hai tại căn biệt thự 44 Hàng Bè.
Cũng trong phố cổ, cùng một tòa nhà có nhiều chủ sở hữu khác nhau. Do đó, việc cải tạo khá khập khiễng trong cùng 1 nhà. Có nhà tầng trên hiện đại, tầng dưới xuống cấp. Hoặc ngược lại, tầng dưới cải tạo hiện đại, tầng trên xuống cấp...
Đường đi vào ngôi nhà 70 Cầu Gỗ nhỏ hẹp, thiếu ánh sáng...
Tầng hai của căn hộ 70 Cầu Gỗ bỏ hoang gần 2 năm nay và đang xuống cấp, ảnh hưởng đến nhà ở tầng 1.
Bảo tồn và cơi nới đan xen lẫn nhau trong khu phố cổ. Tại điểm di tích- trường học 40 Lãn Ông vừa cải tạo dễ nhận thấy sự bảo tồn với kiến trúc truyền thống và một bên kiến trúc cơi nới...
Theo Ban quản lý phố cổ Hà Nội, thời gian qua đơn vị đang triển khai trùng tu, cải tạo tuyến phố Tạ Hiện và Lãn Ông. Việc cải tạo thực hiện với mặt đứng của tuyến phố. Trong ảnh là nhà số 53 Lãn Ông trước khi cải tạo. Ảnh: BQL Phố cổ Hà Nội
Số nhà 53 Lãn Ông sau cải tạo đã mang dáng dấp mới. Việc cải tạo dọc tuyến phố Lãn Ông đã mang đến cho căn phố này một không gian kiến trúc cổ kính
Do áp lực của tăng dân số, nhiều ngôi nhà khu phố cổ Hà Nội cơi nới bằng vật liệu nhẹ tạo không gian kiến trúc xô bồ...
Theo Quy chế quản lý quy hoạch kiến trúc phố cổ 2013, các công trình xây dựng trong khu vực bảo tồn phải xin ý kiến về thiết kế kiến trúc với Ban quản lý phố cổ với những mô típ kiến trúc đã được quy định. Ban quản lý phố cổ cũng thiết kế mặt đứng một số tuyến phố, trong đó quy định giới hạn chiều cao. Hiện trong phố cổ có khá nhiều công trình xây vượt quá chiều cao trước khi có Quy chế được thông qua vào năm 2013.
Tại buổi tọa đàm “Kinh nghiệm từ việc trùng tu và cải tạo di tích tại trường tiểu học Hồng Hà 40 Lãn Ông”, ngày 3/10, tại Hà Nội, KTS Hoàng Đạo Kính, Ủy viên Hội đồng Di sản văn hóa quốc gia đánh giá: “Thành công trong việc trung tu và cải tạo di tích nằm trong khuôn viên trường học tại địa chỉ 40 Lãn Ông thuộc khu phố cổ Hà Nội là mô hình cần nhân rộng trong việc bảo tồn di tích, bảo tồn kiến trúc trong khu phố cổ Hà Nội.