Đại hội lần thứ nhất của Đảng: Khôi phục tổ chức, thống nhất các phong trào đấu tranh cách mạng

Đại hội đại biểu lần thứ nhất của Đảng họp từ ngày 27 đến 31/3/1935, tại Macau (Trung Quốc).

Chú thích ảnh
Ngày 6/1/1946, công dân Việt Nam từ 18 tuổi trở lên trên khắp cả nước đã đi bầu cử đại biểu Quốc hội lần đầu tiên, đánh dấu sự khai sinh Quốc hội nước Việt Nam Dân chủ Cộng hoà. Trong ảnh: Chủ tịch Hồ Chí Minh cùng các thành viên Chính phủ nước Việt Nam Dân chủ Cộng hoà do Quốc hội khoá I, kỳ họp thứ II bầu ra (3 – 9/11/1946). Ảnh: Tư liệu TTXVN

Đại hội đề ra ba nhiệm vụ chủ yếu: Củng cố và phát triển Đảng, tranh thủ quần chúng rộng rãi; đẩy mạnh chống chiến tranh đế quốc; thông qua Nghị quyết chính trị và Điều lệ Đảng, các Nghị quyết về vận động công nhân, nông dân, thanh niên, phụ nữ... Đồng chí Lê Hồng Phong được bầu làm Tổng Bí thư. Đồng chí Nguyễn Ái Quốc được cử làm đại diện của Đảng bên cạnh Quốc tế Cộng sản.

Tháng 7/1936, đồng chí Hà Huy Tập được cử làm Tổng Bí thư. Tháng 3/19, đồng chí Nguyễn Văn Cừ được cử làm Tổng Bí thư. Tháng 5/1941, đồng chí Trường Chinh được bầu làm Tổng Bí thư. Đại hội lần thứ nhất của Đảng là dấu mốc lịch sử quan trọng, được tổ chức sau 5 năm tổ chức hội nghị hợp nhất các tổ chức Cộng sản (6/1 – 7/2/1930), thành lập Đảng Cộng sản Việt Nam.

Đại hội I đánh dấu sự khôi phục các tổ chức đảng từ Trung ương đến địa phương, từ trong nước ra ngoài nước. Đồng thời, thống nhất các phong trào đấu tranh cách mạng của giai cấp công nhân, nông dân và các tầng lớp nhân dân, dưới ngọn cờ vẻ vang của Đảng. 

Chú thích ảnh
Trong những năm 1945 - 1946, Đảng ta, đứng đầu là Chủ tịch Hồ Chí Minh lãnh đạo xây dựng và củng cố vững chắc chính quyền nhân dân, bầu cử Quốc hội nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa; xây dựng và thông qua Hiến pháp dân chủ đầu tiên; chăm lo xây dựng chế độ mới, đời sống mới của nhân dân, chống giặc đói, giặc dốt, giặc ngoại xâm; tổ chức kháng chiến chống thực dân Pháp ở Nam Bộ và Nam Trung Bộ với sự ủng hộ và chi viện của cả nước. Trong ảnh: Quốc hội khóa I họp tại Nhà hát Lớn (Hà Nội), thảo luận và thông qua Hiến pháp 1946 (2/3/1946). Ảnh: Tư liệu/TTXVN
Chú thích ảnh
 Chủ tịch Hồ Chí Minh cùng các thành viên của Chính phủ tuyên thệ nhậm chức tại Kỳ họp thứ nhất, Quốc hội khóa I (2/3/1946). Ảnh: Tư liệu/TTXVN
Chú thích ảnh
Ngày 6/1/1946, công dân Việt Nam từ 18 tuổi trở lên trên khắp cả nước đã đi bầu cử đại biểu Quốc hội lần đầu tiên, đánh dấu sự khai sinh Quốc hội nước Việt Nam Dân chủ Cộng hoà. Trong ảnh: Quang cảnh khai mạc kỳ họp thứ nhất, Quốc hội khoá I (2/3/1946). Ảnh: Tư liệu TTXVN
Chú thích ảnh
Ngày 3/9/1945, Chính phủ lâm thời đã họp phiên đầu tiên, đặt ra những vấn đề cấp bách, trong đó quyết tâm chiến đấu với “giặc đói”, “giặc dốt”, nhanh chóng tiến hành cuộc Tổng tuyển cử với chế độ phổ thông đầu phiếu để từ đó soạn thảo một bản Hiến pháp cho nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa mới ra đời. Ảnh: TTXVN
Chú thích ảnh
Ngày 3/9/1945, Chính phủ lâm thời đã họp phiên đầu tiên, đặt ra những vấn đề cấp bách, trong đó quyết tâm chiến đấu với “giặc đói”, “giặc dốt”, nhanh chóng tiến hành cuộc Tổng tuyển cử với chế độ phổ thông đầu phiếu để từ đó soạn thảo một bản Hiến pháp cho nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa mới ra đời. Trong ảnh: Chủ tịch Hồ Chí Minh và các thành viên Hội đồng Chính phủ lâm thời nước Việt Nam Dân chủ Cộng hoà ra mắt sau phiên họp đầu tiên, sáng 3/9/1945. Ảnh: TTXVN
Chú thích ảnh
Cách mạng Tháng Tám diễn ra và thắng lợi chỉ trong khoảng 2 tuần lễ, nhưng Đảng ta đã mất 15 năm để chuẩn bị cho chiến thắng lịch sử này, trong đó có việc xây dựng lực lượng chính trị quần chúng – nhân tố đóng một vai trò rất quan trọng cho sự thành công của cuộc cách mạng. Trong ảnh: Ngày 19/8/1945, sau cuộc mít tinh tại Quảng trường Nhà hát lớn, quần chúng nhân dân Thủ đô đã đánh chiếm Bắc Bộ phủ, cơ quan đầu não của chính quyền tay sai Pháp ở Bắc Bộ. Ảnh: TTXVN
Chú thích ảnh
Macau (Trung Quốc) - nơi diễn ra Đại hội lần thứ nhất của Đảng (27 - 31/3/1935). Ảnh: Tư liệu/TTXVN phát
Chú thích ảnh
Ngày 14/9/1946, tại Paris, Chủ tịch Hồ Chí Minh ký với Pháp bản Tạm ước, tiếp tục nhượng bộ một số quyền lợi kinh tế, văn hóa ở Việt Nam để có thời gian xây dựng và củng cố lực lượng, tạo thêm thời gian hòa hoãn quý báu cho chính quyền cách mạng non trẻ chuẩn bị lực lượng bước vào cuộc kháng chiến trường kỳ. Ảnh: Tư liệu/TTXVN phát
TTXVN/Báo Tin tức
Tiến tới Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ XIII: Sức bật mới từ những dấu ấn cũ
Tiến tới Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ XIII: Sức bật mới từ những dấu ấn cũ

Nhìn lại chặng đường 5 năm qua, thành phố Hà Nội đã đạt được những kết quả quan trọng trên nhiều lĩnh vực, đặc biệt là kiểm soát được dịch bệnh COVID-19 và tạo đột phá trong phát triển kết cấu hạ tầng giao thông.

Chia sẻ:

doanh nghiệp - Sản phẩm - Dịch vụ Thông cáo báo chí Rao vặt

Các đơn vị thông tin của TTXVN