Hầm hập không khí phòng chống siêu bão

Trước diễn biến phức tạp và nguy hiểm của cơn bão số 14, tên quốc tế là Haiyan với sức hủy diệt lớn đang đổ bộ vào đất liền, các tỉnh miền Trung đã triển khai hàng loạt biện pháp như đưa tàu thuyền vào nơi trú bão, di chuyển các hộ dân ở vùng nguy hiểm, gia cố nhà cửa, cắt tỉa cây... Không khí chống bão đang hầm hập khắp nơi.

Người dân quận Liên Chiểu (Đà Nẵng) sơ tán tránh bão đến những nơi an toàn. Ảnh: TTXVN phát


Theo Bộ Tư lệnh Quân khu 5, đến thời điểm này đã có 3 người chết, (Quảng Nam 2, Quảng Ngãi 1). Các đơn vị đã huy động trên 31 cán bộ chiến sĩ thuộc các đơn vị giúp dân chằng chống 46.213 nhà, 181 trường học, trạm y tế. Di dời 40.141 hộ với 157.964 khẩu. Riêng các huyện đảo Cù lao Chàm (Quảng Nam), Lý Sơn (Quảng Ngãi), Cù lao Xanh (Bình Định) 352 hộ hộ với gần 1.377 khẩu được đưa vào các doanh trại bộ đội trú tránh bão.

Người dân chằng chống, che đậy tài sản trên đường Bạch Đằng (Đà Nẵng) để ứng phó với bão. Ảnh: Trần Lê Lâm - TTXVN


Theo Ban Chỉ đạo Tiền phương đối phó với bão số 14, tính đến 19 giờ ngày 9/11, các tỉnh từ Phú Yên đến Quảng Bình đã sơ tán được 132.860 hộ với 494.213 người đến các nơi trú ẩn an toàn. Riêng thành phố Đà Nẵng sơ tán được 35.373 hộ với 177.821 người (người dân 135.026, sinh viên, công nhân 42.795) đạt 93%. Tỉnh Bình Định, Phú Yên đang theo dõi sát diễn biến của bão để sơ tán.

Sử dụng các container để chèn chống tại khách sạn Novotel (Đà Nẵng) chiều 9/11. Ảnh: Trần Lê Lâm - TTXVN


Xe lội nước của Quân khu 5 ứng trực, sẵn sàng tham gia công tác cứu hộ khi xảy ra bão tại Đà Nẵng. Ảnh: Trần Lê Lâm - TTXVN



Cắt tỉa cây xanh phòng gãy đổ vào nhà dân và đường dây điện trên đường Bạch Đằng (Đà Nẵng). Ảnh: Trần Lê Lâm - TTXVN


Cán bộ, nhân viên Âu thuyền Thọ Quang, Đà Nẵng hướng dẫn ngư dân phòng, tránh bão. Đến trưa 9/11, hơn 1000 phương tiện tàu thuyền đã vào Âu thuyền Thọ Quang tránh bão. Ảnh: Văn Sơn-TTXVN


Các tàu hoạt động ở khu vực giữa Biển Đông đã vào các đảo tránh trú bão, một số đã di chuyển xuống phía Nam. Các tàu hoạt động ở khu vực Bắc Biển Đông (Bắc Vĩ tuyến 15, bao gồm quần đảo Hoàng Sa), trong đó 2 tàu của Quảng Nam đang di chuyển lên phía Bắc Vĩ tuyến 17; 7 tàu của Quảng Ngãi đã vào bờ. Toàn thành phố Đà Nẵng có 1.848 phương tiện với 7.432 lao động đã vào bờ neo đậu, tránh trú an toàn. Như vậy, Đà Nẵng không còn tàu thuyền trên biển.

Tính đến 19 giờ ngày 9/11 đã có 17 hồ thủy điện xả tràn, trong đó có 8 hồ xả tràn với lưu lượng lớn hơn 400m3/s. Lúc 15 giờ ngày 9/11, Công ty Thủy điện Yaly có thông báo xả điều tiết.

Người dân xúc cát vào bao tại bãi biển Nguyễn Tất Thành (Đà Nẵng) để chuyển về chống bão cho nhà cửa. Ảnh: Văn Sơn-TTXVN


Lực lượng thanh niên xung kích xã Nhơn Hải (Quy Nhơn, Bình Định) giúp dân chèn chống nhà cửa trước khi bão đổ bộ vào đất liền. Ảnh: Viết Ý-TTXVN



Tàu cập bờ tránh bão tại khu neo đậu tàu thuyền Phú Hải, tỉnh Thừa Thiên - Huế chiều 9/11. Ảnh: Quốc Việt - TTXVN


Người dân tháo gỡ mái che tại các quán ven biển ở tỉnh Thừa Thiên - Huế để tránh bão làm hư hại. Ảnh: Quốc Việt - TTXVN


Ban Quản lý dự án Thủy lợi và Phòng chống thiên tai tỉnh Phú Yên huy động lực lượng thi công khẩn cấp một đoạn kè dài hơn 60 mét nhằm bảo vệ khu dân cư xóm Rớ thuộc phường Phú Đông (thành phố Tuy Hòa) khỏi sóng biển, phấn đấu hoàn thành trước chiều tối 9/11. Ảnh: Thế Lập - TTXVN


Thi công đoạn kè dài hơn 60 mét ở phường Phú Đông (thành phố Tuy Hòa). Ảnh: Thế Lập - TTXVN


Bộ đội biên phòng tỉnh Quảng Trị giúp nhân dân xã vùng biển Hải An, huyện Hải Lăng sơ tán tránh bão đến những điểm an toàn. Ảnh: Hồ Cầu-TTXVN




Người dân Đồng Hới, Quảng Bình chằng, chống nhà cửa. Ảnh: Võ Dung -TTXVN



Chùm ảnh TTXVN
Video hướng dẫn người dân chằng chống nhà cửa
Video hướng dẫn người dân chằng chống nhà cửa

Nhằm giảm thiểu thiệt hại của bão Hải Yến, người dân nên thực hiện những biện pháp chằng chống, bảo vệ nhà cửa như dùng bao cát, chèn vữa để chống tốc mái, bịt kín cửa và các khe hở để chống gió lùa vào nhà...

Chia sẻ:

doanh nghiệp - Sản phẩm - Dịch vụ Thông cáo báo chí Rao vặt

Các đơn vị thông tin của TTXVN