42 năm sau khi đất nước hoàn toàn thống nhất, TP Hồ Chí Minh khoác lên mình “chiếc áo mới” của một đô thị lớn, hiện đại. Song, bên cạnh hình ảnh hiện đại sôi động ấy, vẫn còn có những không gian cổ kính, tạo nên những nét chấm phá đầy thanh bình và thơ mộng.
Trong số những không gian cổ kính ấy, bất cứ ai sống ở TP Hồ Chí Minh, chắc hẳn sẽ không xa lạ với cây cầu Mống - nổi bật một màu xanh ngọc bích, bắc qua kênh Bến Nghé nối liền giữa quận 1 và quận 4. Cây cầu nằm ngay trong lòng thành phố, chứa đựng biết bao giá trị văn hoá lịch sử.
Báo Tin Tức kính mời độc giả cùng khám phá hình ảnh cây cầu Mống - một trong những cây cầu cổ xưa nhất của Sài Gòn:
Cầu Mống được công ty Eiffel xây dựng theo đơn đặt hàng của hãng Messageries Maritimes (Pháp) vào năm 1893 - 1894. |
Chiều dài cầu là 128m, rộng 5,2 mét, lề bộ hành rộng 0,5 mét được xây bằng thép kiên cố. |
Cầu được thiết kế theo kiểu vòng mống cho nên dân gian gọi là cầu Mống. |
Nhưng cũng có thể gọi chệch thành “cầu Móng”, do đây là cây cầu có móng đầu tiên được xây dựng ở Sài Gòn. |
Theo nguyên bản ngày xưa, cầu Mống được dùng cho cả người đi bộ và xe cơ giới. Về sau, cầu chỉ còn dành cho người đi bộ. Ảnh: T.L |
Trước đây, khi thi công công trình đại lộ Đông Tây và đường hầm sông Sài Gòn được thi công, cầu Mống đã được tháo dỡ hoàn toàn. Nhưng sau khi công trình hoàn tất, cầu Mống được lắp ghép lại đúng nguyên bản. Tuy nhiên, phần đường dẫn lên cầu đã được thay thế bằng bậc thang chỉ dành riêng cho người đi bộ. |
Cầu Mống mang nét đẹp cổ kính giữa lòng thành phố hiện đại. |
Những năm qua, cây cầu cổ kính này chứng kiến nhiều sự kiện thể thao, văn hoá diễn ra trên Thành phố mang tên Bác (trong ảnh là giải đua truyền truyền thống trên kênh Bến Nghé - đoạn đi qua cấu Mống). |
Và các hoạt động biểu diễn văn nghệ mừng Đảng, mừng Xuân cũng được tổ chức tại đây. |
Cầu Mống ngày nay đã trở thành địa điểm hẹn hò lý tưởng của các cặp tình nhân và điểm tham quan, khám phá hấp dẫn của du khách. |
Cũng như thu hút rất nhiều bạn trẻ yêu thích nhiếp ảnh. |
Cây cầu Mống mang giá trị văn hoá lịch sử như một nét “chấm phá” giữa lòng Thành phố Hồ Chí Minh hiện đại và sôi động. |