Khu dự trữ sinh quyển Cao nguyên Kon Hà Nừng - món quà vô giá của thiên nhiên

Từ tháng 9/2021, việc UNESCO công nhận cao nguyên Kon Hà Nừng (tỉnh Gia Lai) là Khu dự trữ sinh quyển thế giới đã mở hướng phát triển các loại hình dịch vụ, du lịch như du lịch sinh thái, nghỉ dưỡng, giải trí, trải nghiệm gắn với quản lý bền vững tài nguyên rừng, qua đó, tạo ra các sản phẩm du lịch độc đáo, khác biệt dựa vào cộng đồng.

Khu dự trữ sinh quyển thế giới Cao nguyên Kon Hà Nừng sẽ đóng góp vào việc bảo tồn cảnh quan, hệ sinh thái, các loài và các nguồn gen di truyền thông qua việc bảo vệ nghiêm ngặt vùng lõi (Vườn Quốc gia Kon Ka Kinh và Khu Bảo tồn thiên nhiên Kon Chư Răng). Hai vùng lõi này sẽ tạo nên hành lang đa dạng sinh học, duy trì sự toàn vẹn và tổng thể các hệ sinh thái rừng nhiệt đới còn lại của vùng Tây Nguyên nói riêng và của cả nước nói chung. 

Chú thích ảnh
Thác K50 - thác hang Én là điểm đến lý tưởng cho du khách muốn trải nghiệm khung cảnh núi rừng Tây Nguyên. Ảnh: Hồng Điệp/TTXVN
Chú thích ảnh
Cảnh thác đẹp như tranh vẽ tại khu dự trữ sinh quyển Cao nguyên Kon Hà Nừng là điểm đến hấp dẫn đối với du khách muốn trải nghiệm thiên nhiên hoang dã. Ảnh: Hồng Điệp/TTXVN
Chú thích ảnh
Phong cảnh đẹp như tranh vẽ tại khu dự trữ sinh quyển Cao nguyên Kon Hà Nừng là điểm đến hấp dẫn đối với du khách muốn trải nghiệm thiên nhiên hoang dã. Ảnh: Hồng Điệp/TTXVN
Chú thích ảnh
Phong cảnh đẹp như tranh vẽ, núi non trùng điệp nhìn từ trên cao tại khu dự trữ sinh quyển Cao nguyên Kon Hà Nừng. Ảnh: Hồng Điệp/TTXVN
Chú thích ảnh
Phong cảnh núi non trùng điệp đẹp như tranh vẽ của khu dự trữ sinh quyển Cao nguyên Kon Hà Nừng. Ảnh: Hồng Điệp/TTXVN
Chú thích ảnh
Đường mòn tuần tra trong khu bảo tồn thiên nhiên Kon Chư Răng (một trong hai vùng lõi của khu dự trữ sinh quyển cao nguyên Kon Hà Nừng) nhìn từ trên cao. Ảnh: Hồng Điệp/TTXVN
Chú thích ảnh
Phong cảnh đẹp như tranh vẽ tại Vườn quốc gia Kon Ka Kinh (một trong hai vùng lõi của khu dự trữ sinh quyển Cao nguyên Kon Hà Nừng). Ảnh: TTXVN phát
Chú thích ảnh
Loài chà vá chân xám (tên khoa học Pygathrix cinerea) tại Vườn Quốc gia Kon Ka Kinh (một trong hai vùng lõi của khu dự trữ sinh quyển thế giới Cao nguyên Kon Hà Nừng). Ảnh: TTXVN phát
Chú thích ảnh
Loài Khỉ đuôi lợn (tên khoa học Macaca nemestrina) tại Vườn Quốc gia Kon Ka Kinh (một trong hai vùng lõi của khu dự trữ sinh quyển thế giới Cao nguyên Kon Hà Nừng). Ảnh: TTXVN phát
Chú thích ảnh
Hệ thực vật phong phú, đa dạng tại Vườn quốc gia Kon Ka Kinh (một trong hai vùng lõi của khu dự trữ sinh quyển Cao nguyên Kon Hà Nừng). Ảnh: TTXVN phát
Chú thích ảnh
Hệ thực vật phong phú, đa dạng tại Vườn quốc gia Kon Ka Kinh (một trong hai vùng lõi của khu dự trữ sinh quyển Cao nguyên Kon Hà Nừng). Ảnh: TTXVN phát
Chú thích ảnh
Hệ thực vật phong phú, đa dạng tại Vườn quốc gia Kon Ka Kinh (một trong hai vùng lõi của khu dự trữ sinh quyển Cao nguyên Kon Hà Nừng). Ảnh: TTXVN phát
Chú thích ảnh
Một diện tích nhỏ trong vườn quốc gia Kon Ka Kinh (một trong hai vùng lõi của khu dự trữ sinh quyển Cao nguyên Kon Hà Nừng) có người dân bản địa trồng lúa từ nhiều đời nay. Ảnh: TTXVN phát
TTXVN/Báo Tin tức
Bảo tồn Khu dự trữ sinh quyển thế giới Cao nguyên Kon Hà Nừng
Bảo tồn Khu dự trữ sinh quyển thế giới Cao nguyên Kon Hà Nừng

Khu dự trữ sinh quyển thế giới Cao nguyên Kon Hà Nừng (tỉnh Gia Lai) trải rộng trên diện tích 413.512 ha, bao gồm toàn bộ diện tích Vườn Quốc gia Kon Ka Kinh, Khu Bảo tồn thiên nhiên Kon Chư Răng và một phần diện tích của thị xã An Khê và 5 huyện (Đăk Đoa, Mang Yang, K'bang, Chư Păh, Đăk Pơ). Toàn khu dự trữ sinh quyển này được khoanh vùng thành ba khu chức năng gồm hai vùng lõi là Vườn Quốc gia Kon Ka Kinh và Khu Bảo tồn thiên nhiên Kon Chư Răng; vùng đệm và vùng chuyển tiếp.

Chia sẻ:

doanh nghiệp - Sản phẩm - Dịch vụ Thông cáo báo chí Rao vặt

Các đơn vị thông tin của TTXVN