Nhiều người dân Hy Lạp đã khóc trong vui sướng khi nghe tin kết quả thăm dò ngoài phòng bỏ phiếu cho thấy, Đảng cánh tả phản đối chính sách khắc khổ Syriza đã giành được chiến thắng bước ngoặt trong cuộc tổng tuyển cử diễn ra hôm 25/1 ở nước này.Chiến thắng của Syriza đồng nghĩa với khả năng Khu vực đồng tiền chung châu Âu (Eurozone) sẽ đối mặt với một cuộc khủng hoảng mới.
Kết quả ban đầu cho thấy đảng Syriza đã giành được khoảng 35,5 đến 39,5 % phiếu bầu so với khoảng 23 đến 27% của đảng Dân chủ mới của Thủ tướng Antonis Samaras. |
Syriza dự kiến có 149 ghế trong quốc hội Hy Lạp, gần với mức 151 ghế cần thiết trong tổng số 300 ghế để đảm bảo không cần phải liên minh với đảng khác. Trong khi đó, đảng Dân chủ Mới sẽ có khoảng từ 65-75 ghế. |
Ông Alexis Tsipras, lãnh đạo đảng Syriza, đã nêu rõ mục tiêu:“Chúng ta sẽ lấy lại hy vọng, nụ cười, sự lạc quan và phẩm giá cho người dân Hy Lạp”. |
Đồng euro đã trượt xuống mức thấp nhất trong 11 năm kể từ tháng 9/2003 khi giảm 0,8% chỉ vài giờ sau khi kết quả bầu cử trên được công bố.
Thủ tướng Antonis Samaras, lãnh đạo đảng Dân chủ Mới, đã thừa nhận thất bại và phát biểu trên truyền hình: “Người Hy Lạp đã lên tiếng”.
Trong khi đó, ông Alexis Tsipras (40 tuổi) đã dõng dạc tuyên bố trước hàng nghìn người ủng hộ: “'Chúng ta có cơ hội lớn cho một khởi đầu mới ở cả Hy Lạp và châu Âu. Với chính sách mới sẽ là hình mẫu về mối quan hệ dựa trên sự tôn trọng song phương”.
Nền kinh tế Hy Lạp đã được “cấp cứu” kịp thời từ gói cứu trợ tài chính hơn 180 tỉ bảng từ châu Âu và Quỹ Tiền tệ Quốc tế (IMF) sau khủng hoảng tài chính. Tuy nhiên, Hy Lạp vẫn phải thực hiện chính sách cắt giảm chi tiêu công mạnh tay.
Nữ Thủ tướng Đức Angela Merkel cho biết bà đã chuẩn bị sẵn sàng cho việc Hy Lạp rời khỏi Eurozone. Tuy nhiên, trong một cuộc khảo sát gần đây, 74,2% người dân Hy Lạp lại muốn ở lại Eurozone.
Nhiều người ủng hộ đảng Syriza vui mừng rơi nước mắt. |
Ông Alexis Tsipras, lãnh đạo Syriza, dự kiến sẽ trở thành Thủ tướng trẻ nhất trong lịch sử Hy Lạp trong 150 năm qua. |
Nhiều nhà phân tích cho rằng chiến thắng của Syriza bắt nguồn từ việc thủ tướng Antonis Samaras của đảng Dân chủ mới tập trung vào việc cải thiện nền kinh tế một cách từ từ và hứa hẹn sẽ giảm một số loại thuế nếu được tái đắc cử trong khi Syriza hứa hẹn sẽ kết thúc tình trạng thắt lưng buộc bụng, chi tiêu khắc khổ đã tồn tại ở Hy Lạp từ năm 2010. |
Hy Lạp vẫn có thể phải đối mặt với phá sản nếu một giải pháp hợp lý không được đề xuất, việc đó cũng đồng nghĩa họ phải rời Eurozone, điều này đem đến khả năng đổ vỡ của đồng tiền chung. |
Nợ công của Hy Lạp đã leo thang từ 146% tổng sản phẩm nội địa (GDP) năm 2010 lên 175,5% GDP trong năm 2014, đứng vị trí thứ hai trên thế giới. |
Những người dân Hy Lạp ủng hộ đảng Syriza vui mừng trước tin chiến thắng. |
Những người dân ủng hộ đảng Syriza mong muốn về chính sách mới với thuế cao hơn đối với người giàu, giảm tỉ lệ thất nghiệp đồng thời tăng 50% lương tối thiểu, giảm chi tiêu quân sự và có thể là rút khỏi NATO. |
Hà Linh (
Theo Reuters, DM)