Người 'thổi hồn' vào khuôn bánh Trung thu

Theo nghiệp gia truyền, ông Trần Văn Bản (xã Tiền Phong, huyện Thường Tín, Hà Nội) gần 40 năm nay vẫn làm khuôn bánh Trung thu. Từ những khúc gỗ thô ráp, qua bàn tay của ông Bản đều trở thành những chiếc khuôn bánh đủ hình thù, mẫu mã đẹp.

Chú thích ảnh
Hằng năm, ông Trần Văn Bản (53 tuổi) làm khuôn bánh Trung thu bằng gỗ từ tháng 3 đến hết tháng 8 âm lịch.
Chú thích ảnh
Cả làng chỉ còn vài nhà bám trụ với nghề truyền thống. 
Chú thích ảnh
Vợ ông Bản phụ công việc làm thô khi rảnh rỗi.  
Chú thích ảnh
Những khuôn bánh Trung thu thành phẩm phải qua nhiều công đoạn.
Chú thích ảnh
Chú thích ảnh
Chú thích ảnh
Công đoạn tỉ mỉ nhất của làm khuôn bánh Trung thu là khắc các đường nét của linh vật, hình trang trí.
Chú thích ảnh
Công đoạn cuối cùng là dùng giấy ráp (nhám) đánh cho bề mặt khuôn phẳng mịn.
Chú thích ảnh
Ưu điểm của khuôn gỗ là khi đổ bánh không bị lọt khí, khuôn nhựa hoặc inox dễ bị lọt khí, dẫn đến mốc bánh.
Chú thích ảnh
Những khuôn với nhiều họa tiết cầu kỳ phải mất vài ngày để hoàn thiện. 
Chú thích ảnh
Với những ưu điểm vượt trội như độ bền cao, hoa văn sắc nét, nhiều mẫu mã, an toàn với người tiêu dùng, khuôn bánh bằng gỗ vẫn được tin dùng. 

  

Lê Phú/ Báo Tin tức
Làng lồng đèn truyền thống Phú Bình vào mùa Trung thu
Làng lồng đèn truyền thống Phú Bình vào mùa Trung thu

Cứ đến mùa Trung thu, làng nghề làm lồng đèn truyền thống Phú Bình (quận 11, TP Hồ Chí Minh) lại tất bật để cung ứng ra thị trường hàng ngàn chiếc lồng đèn nhiều sắc màu.

Chia sẻ:

doanh nghiệp - Sản phẩm - Dịch vụ Thông cáo báo chí Rao vặt

Các đơn vị thông tin của TTXVN