Những giá trị nổi bật của Công viên địa chất Lạng Sơn

Công viên địa chất Lạng Sơn được thành lập vào năm 2021, trải rộng trên toàn bộ phạm vi địa giới hành chính các huyện Bắc Sơn, Chi Lăng, Hữu Lũng, Văn Quan, Lộc Bình và thành phố Lạng Sơn, một phần địa giới hành chính của huyện Bình Gia và một phần huyện Cao Lộc

Công viên địa chất Lạng Sơn có hệ thống di sản địa chất đa dạng, phong phú, tiêu biểu cho lịch sử phát triển hàng triệu năm của Trái Đất, cùng nhiều di sản văn hoá phi vật thể mang đậm bản sắc dân tộc (tổng diện tích 4.842,58 km2, dân số khoảng 627.500 người. 

Trong vùng Công viên địa chất Lạng Sơn có hệ thống hang động, với nhiều hang động chứa di tích khảo cổ, văn hóa, lịch sử rất có giá trị.

Nhằm khai thác những lợi thế về di sản địa chất, văn hoá độc đáo phục vụ công tác phát triển du lịch, Lạng Sơn đã xây dựng 4 tuyến và địa điểm tham quan du lịch. 

Chú thích ảnh
Tại trũng Na Dương, huyện Lộc Bình quá trình khai thác than đã tìm thấy nhiều hóa thạch động thực vật khổng lồ rất phong phú và đa dạng: tê giác, thú than, linh trưởng, cá sấu, rùa, kỳ đà, các loài cá, nhuyễn thể trai ốc và dày đặc hóa thạch thực vật... tiêu biểu cho sự sống trong môi trường hệ sinh thái sông hồ - đầm lầy - rừng nhiệt đới vùng Đông Nam Á. 
Chú thích ảnh
Trũng Na Dương, huyện Lộc Bình, được hình thành cách ngày nay khoảng 40 triệu năm. Tại đây, quá trình khai thác than đã phát hiện phức hệ hóa thạch động thực vật khổng lồ rất phong phú và đa dạng: tê giác, thú than, linh trưởng, cá sấu, rùa, kỳ đà, các loài cá, nhuyễn thể trai ốc và dày đặc hóa thạch thực vật... tiêu biểu cho sự sống trong môi trường hệ sinh thái sông hồ - đầm lầy - rừng nhiệt đới vùng Đông Nam Á. 
Chú thích ảnh
Ban Quản lý Công viên địa chất Lạng Sơn cùng các chuyên gia khảo sát, đánh giá giá trị về địa chất, dấu tích hóa thạch tại xã Bắc Thủy, huyện Chi Lăng. Ả
Chú thích ảnh
Ban Quản lý Công viên địa chất Lạng Sơn cùng các chuyên gia khảo sát, đánh giá giá trị địa chất tại bãi đá nhảy nằm ở đỉnh đèo Lùng Pa, xã Điềm He, huyện Văn Quan và tìm hiểu nét đẹp đời sống văn hóa truyền thống của đồng bào Tày, Nùng tại địa phương. 
Chú thích ảnh
Ban Quản lý Công viên địa chất Lạng Sơn cùng các chuyên gia khảo sát, đánh giá giá trị địa chất tại bãi đá nhảy nằm ở đỉnh đèo Lùng Pa, xã Điềm He, huyện Văn Quan và tìm hiểu nét đẹp đời sống văn hóa truyền thống của đồng bào Tày, Nùng tại địa phương. 
Chú thích ảnh
Đền Mẫu Đồng Đăng, thị trấn Đồng Đăng, huyện Cao Lộc nằm trong vùng Công viên địa chất Lạng Sơn chứa nhiều giá trị về tín ngưỡng thờ Mẫu - Di sản văn hóa phi vật thể đại diện của nhân loại. 
Chú thích ảnh
Ban Quản lý Công viên địa chất Lạng Sơn cùng các chuyên gia khảo sát, đánh giá giá trị tín ngưỡng thờ Mẫu tại đền Mẫu Đồng Đăng, thị trấn Đồng Đăng, huyện Cao Lộc. 
Chú thích ảnh
Ban Quản lý Công viên địa chất Lạng Sơn cùng các chuyên gia khảo sát làng nghề truyền thống Cao Khô Vạn Linh, xã Vạn Linh, huyện Chi Lăng. 
Chú thích ảnh
Ban Quản lý Công viên địa chất Lạng Sơn cùng các chuyên gia khảo sát Nhà trưng bày chiến thắng Chi Lăng, huyện Chi Lăng. 
Chú thích ảnh
Thân cây hóa thạnh, niên đại 30 triệu năm, được tìm thấy trong quá trình khai thác than tại trũng Na Dương, huyện Lộc Bình. 
Chú thích ảnh
Hang động Tam Thanh, thành phố Lạng Sơn chứa đựng nhiều giá trị khảo cổ, văn hóa, lịch sử. 
Văn Đạt (TTXVN)
Việt Nam đăng cai Hội nghị quốc tế của Mạng lưới Công viên địa chất toàn cầu UNESCO khu vực châu Á - Thái Bình Dương
Việt Nam đăng cai Hội nghị quốc tế của Mạng lưới Công viên địa chất toàn cầu UNESCO khu vực châu Á - Thái Bình Dương

Chiều 22/8, tại Hà Nội, Bộ Ngoại giao phối hợp với UBND tỉnh Cao Bằng tổ chức họp báo thông tin về Hội nghị quốc tế lần thứ 8 của Mạng lưới Công viên địa chất toàn cầu UNESCO khu vực châu Á - Thái Bình Dương năm 2024 tại Cao Bằng.

Chia sẻ:

doanh nghiệp - Sản phẩm - Dịch vụ Thông cáo báo chí Rao vặt

Các đơn vị thông tin của TTXVN