Những tàu khu trục, tàu sân bay ‘khủng’ nhất thế giới

Tất cả những tàu khu trục và tàu sân bay dưới đây đều được coi là con “át chủ bài” của lực lượng hải quân các nước trên thế giới đồng thời luôn được đánh giá cao cả về độ lớn và sức mạnh trong thời điểm hiện tại.


Tàu khu trục Izumo - Hải quân Nhật Bản

Được sử dụng cho mục đích quốc phòng, bên cạnh đó là hỗ trợ cho việc vận chuyển người trong các cuộc sơ tán quy mô lớn như trận sóng thần năm 2011. Đây là tàu chiến lớn nhất kể từ Chiến tranh Thế giới thứ II của Nhật Bản.

Độ dài: 249 mét

Tải trọng: 27.000 tấn

Tốc độ tối đa: 55,5km/h

Thủy thủ đoàn: 970 người

Trang bị: 14 máy bay trực thăng, vũ khí chống tàu ngầm



Tàu sân bay Nimitz – Hải quân Hoa Kỳ

Hiện tại là tàu chiến lớn nhất trên thế giới, được đưa vào hoạt động từ năm 1975, và có khả năng vận hành trong 50 năm. Tàu Nimitz có thể sẽ mất ngôi số 1 khi con tàu lớn hơn Gerald R. Ford được đóng xong vào năm 2015.

Độ dài: 333 mét

Tải trọng: 100.000 tấn

Tốc độ tối đa: 55,5km/h

Thủy thủ đoàn: 5.000 người

Trang bị: 85-90 máy bay ném bom/máy bay chiến đấu, hệ thống phòng thủ tên lửa



Tàu sân bay Đô đốc Kuznetsov - Hải quân Nga

Bắt đầu đi vào hoạt động từ năm 1990, là “ngôi sao” của Hải quân Liên Xô và đã trả qua nhiều lần sửa chữa, tân trang. Ban đầu tàu Đô đốc Kuznetsov dự tính có “bạn đồng hành” là tàu Varyag nhưng sau khi Liên Xô tan rã, Ukraine –nơi đóng tàu- đã bán Varyag cho Trung Quốc (trở thành tiền thân của tàu Liêu Ninh).

Độ dài: 305m

Tải trọng: 55.000 tấn

Tốc độ tối đa: 54km/h

Thủy thủ đoàn: 2.365 người

Trang bị: 52 máy bay, 192 tên lửa, 62 rocket



Tàu sân bay Liêu Ninh - Hải quân Trung Quốc

Tiền thân là tàu Varyag và được mua lại và nâng cấp sửa chữa bởi Trung Quốc, con tàu được đưa vào hoạt động năm 2012.

Độ dài: 304,5m

Tải trọng: 66.000 tấn

Tốc độ tối đa: 59km/h

Thủy thủ đoàn: 2.626 người

Trang bị: 30 máy bay, 24 trực thăng, 192 tên lửa



Tàu sân bay INS Vikramaditya - Hải quân Ấn Độ

Ấn Độ đã mua lại con tàu từ Hải quân Nga năm 1996 với giá 2,25 tỉ USD. Sau quá trình nâng cấp, tân trang, tàu dự tính đi vào hoạt động trong tháng 10 năm 2013. INS Vikramaditya được đặt tên theo vị quốc vương tại Ujjain (Ấn Độ) năm thứ 1 sau công nguyên.

Độ dài: 283m

Tải trọng: 45.400 tấn

Tốc độ tối đa: 59km/h

Thủy thủ đoàn: 1.400 người

Trang bị: 16 máy bay, 10 trực thăng



Tàu sân bay Charles de Gaulle - Hải quân Pháp

Là tàu sân bay sử dụng năng lượng hạt nhân duy nhất không phải của Mỹ, được đặt tên theo vị tướng Pháp danh tiếng Charles de Gaulle (1890-1970). Tàu được hạ thủy tháng 5-1994 và chính thức được biên chế trong Hải quân Pháp vào tháng 5-2001. 

 Độ dài: 261,5m

Tải trọng: 42.000 tấn

Tốc độ tối đa: 59km/h

Thủy thủ đoàn: 1.950 người

Trang bị: 40 máy bay, hệ thống phòng tên lửa



Tàu tấn công đổ bộ lớp Wasp - Hải quân Mỹ

Con tàu nổi tiếng với đường băng khổng lồ, có thể vận chuyển gần như toàn bộ đơn vị phản ứng nhanh lính thủy đánh bộ.

Độ dài: 253m

Tải trọng: 40.500 tấn

Tốc độ tối đa: 41km/h

Thủy thủ đoàn: 1.208 thủy thủ và 1.894 thủy quân

Trang bị: 6 máy bay lên thẳng, 24 trực thăng, hệ thống phòng tên lửa



Tàu sân bay Invincible - Hải quân Hoàng gia Anh

Đây là con tàu chiến lớn nhất đang hoạt động của Hải quân Hoàng gia Anh. Tuy nhiên tới năm 2018, Invincible sẽ mất vị trí hàng đầu vào tay con tàu sân bay lớn thứ hai thế giới mang tên Nữ hoàng Elizabeth.

Độ dài: 210m

Tải trọng: 22.000 tấn

Tốc độ tối đa: 52km/h

Thủy thủ đoàn: 1000 thủy thủ và 500 thủy quân

Trang bị: 22 máy bay và hệ thống phòng thủ tên lửa



Chiến hạm lớp Sejong Đại đế - Hải quân Hàn Quốc

Được đặt theo tên vị vua thời Joseon của Hàn Quốc, người đã sáng tạo và ban hành hệ thống chữ viết hiện tại của nước này. Tàu lớp Sejong Đại đế được trang bị tên lửa điều khiển.

Độ dài: 165m

Tải trọng: 11.000 tấn

Tốc độ tối đa: hơn 55km/h

Thủy thủ đoàn: 400 người

Trang bị: 2 trực thăng, 16 tên lửa chống tàu ngầm, 6 ngư lôi



H.Linh (theo Telegraph)
Tàu sân bay 'Made in China' có thể được bố trí ở Biển Đông
Tàu sân bay 'Made in China' có thể được bố trí ở Biển Đông

Dư luận đang xôn xao việc Trung Quốc chuẩn bị chế tạo chiếc tàu sân bay “Made in China” đầu tiên. Bên cạnh đó, một vấn đề quan trọng khác cũng xuất hiện là Trung Quốc sẽ bố trí tàu sân bay này ở đâu?

Chia sẻ:

doanh nghiệp - Sản phẩm - Dịch vụ Thông cáo báo chí Rao vặt

Các đơn vị thông tin của TTXVN