Ngày 17/02/2013 (tức mồng 8 tháng Giêng năm Quý Tỵ), nhân dân thôn Thị Cấm, xã Xuân Phương, huyện Từ Liêm, Hà Nội tưng bừng tổ chức Lễ hội Thổi cơm với các phần thi chạy lấy nước, kéo lửa, thổi cơm theo nghi thức truyền thống với những công cụ thô sơ nhằm tưởng nhớ Đại vương Phan Tây Nhạc. Theo tương truyền Đại vương Phan Tây Nhạc là Bộ tướng của Tản viên sơn thánh, người đã có công dựng nước. 4 Giáp trong thôn tham gia Lễ hội thổi cơm thi tái hiện cảnh Đại vương cùng vợ dạy dân làng này cấy lúa, dệt vải rồi dùng thóc thi nấu cơm khao quân trước khi ra trận.
Đây là một lễ hội mang đậm nét văn minh lúa nước của vùng đồng bằng sông Hồng còn được giữ gìn đến ngày nay.
Báo Tin tức xin gửi đến độc giả một vài hình ảnh đặc sắc của lễ hội:
Tế lễ tại đình làng Thị Cấm trong ngày Hội thổi cơm truyền thống.
|
Chia thóc và đồ thi thổi cơm cho các Giáp trước khi bước vào Hội.
|
Các Giáp kéo lửa trước cửa đình trong ngày hội.
|
Kéo lửa là một công đoạn khó của Hội thi, bùi nhùi phải được chuẩn bị từ nhiều tháng trước bằng từ rơm và các đồ dễ cháy, phơi khô và gác gác bếp. Khi kéo lửa phải khoẻ mạnh và khéo léo thổi và giữ lửa mang về Giáp của mình để thổi cơm. Giáp nào kéo lửa nhanh quyết định rất lớn đến điểm thi thổi cơm.
|
Các đội nghiền thóc thay cho giã để lấy gạo.
|
Sàng gạo sau khi giã làm nguyên liệu để thổi cơm thi.
|
Mọi người trong Giáp cùng thao tác nhịp nhàng khi thổi cơm.
|
Đình làng Thị Cấm trong ngày Hội thổi cơm truyền thống.
|
Nồi cơm được đúc bằng đồng điếu, sau khi nấu xong các Giáp thổi tro để lấy nồi cơm.
|
Sau khi tìm được nồi cơm trong đống tro ủ, những nồi cơm này được các bô lão dâng lên Ban Giám khảo để chấm điểm.
|
Ban giám khảo Hội thi gồm các cụ có uy tín trong làng, công tâm, trung thực, thẳn thắn khách quan chấm cơm thổi của từng Giáp một.
|
Cơm của các Giáp sau khi thổi được dâng lên ban thờ báo cáo với Đại vương Phan Tây Nhạc.
|
Giải nhất của Hội thi năm nay thuộc về Giáp thứ tư của thôn. |
Chùm ảnh: Tuấn Anh - TTXVN