Ô nhiễm không khí tại Hà Nội sẽ được cải thiện sau những cơn mưa

Theo Chi cục Bảo vệ Môi trường Hà Nội, ô nhiễm không khí tăng vọt là do Hà Nội đang vào giai đoạn chuyển mùa, không khí khô và đặc biệt ít mưa so với cùng kỳ các năm.

Đây cũng là lúc chất lượng không khí kém do nhiều sương mù, tình hình đốt rơm rạ tràn lan cộng hưởng với các tác nhân ô nhiễm thường xuyên như giao thông, xây dựng, hoạt động dùng than, củi... khiến chất lượng không khí suy giảm đột ngột…

Dự kiến, không khí Hà Nội sẽ tốt lên trong những ngày tới khi thành phố đón nhận nhiều trận mưa, mang theo nhiều sự kỳ vọng cải thiện chất lượng không khí. Điều này cũng xua tan đi nỗi lo của người dân trong suốt những ngày qua, khi chỉ số ô nhiễm không khí của Thủ đô có lúc vượt ngưỡng 300 cùng những cảnh báo của chuyên gia môi trường về bầu không khí bị ô nhiễm đã tới ngưỡng gây hại cho sức khỏe con người. 

Chú thích ảnh
Chú thích ảnh
Chú thích ảnh
Chú thích ảnh
Nhìn từ trên cao Hà Nội mù mịt trong những ngày chỉ số ô nhiễm không khí cao kỷ lục. Ảnh: Trọng Đạt/TTXVN
Chú thích ảnh
Chú thích ảnh
Chú thích ảnh
Chú thích ảnh
Đốt rơm rạ gây khói mù tại khu vực các xã huyện Quốc Oai. Quá trình đốt rơm rạ làm phát sinh khí thải CO2, CO, NO2 vào môi trường. Không chỉ gây ô nhiễm tại khu vực đốt rơm rạ, mà các chất ô nhiễm còn theo gió phát tán ra vùng rộng lớn, làm gia tăng ô nhiễm không khí cho những vùng xung quanh. Ảnh: Trọng Đạt/TTXVN
Chú thích ảnh
 Khu vực đại lộ Thăng Long đang có tốc độ xây dựng với mất độ cao, điều này cũng gây ảnh hưởng lớn tới tình trạng ô nhiễm không khí mấy ngày qua của Thủ đô Hà Nôi. Ảnh: Trọng Đạt/TTXVN
Chú thích ảnh
Chiều 2/10, khu vực đại lộ Thăng Long vẫn bị hạn chế tầm nhìn với bầu không khí mù mịt khói bụi.. Ảnh: Trọng Đạt/TTXVN
Chú thích ảnh
 Hà Nội khu vực Long Biên cũng phủ một lớp khói bụi như sương, ảnh chụp lúc 12h20. Ảnh: Trọng Đạt/TTXVN
Chú thích ảnh
Chú thích ảnh
Chú thích ảnh
Chú thích ảnh
Với mật độ lưu thông của các phương tiện giao thông và tình trạng ùn tắc kéo dài trên đường Nguyễn Trãi và tại các tuyến đường trong nội thành là một tác nhân chính dẫn đến tình trạng Hà Nội mù mịt trong những ngày qua và có chỉ số ô nhiễm không khí cao kỷ lục. Ảnh: Trọng Đạt/TTXVN
Chú thích ảnh
Trang phục kín mít của người dân thủ đô mỗi khi ra đường trong thời gian này, nhằm bảo vệ sức khỏe hạn chế sự ảnh hưởng của bụi. Người dân, đặc biệt là trẻ em, người lớn tuổi, phụ nữ mang thai, người mắc các bệnh hô hấp hạn chế khi ra ngoài. Ảnh: Trọng Đạt/TTXVN
Chú thích ảnh
 Người dân thủ đô vẫn giữ thói quen tập thể dục buổi sáng trong bầu không khí ô nhiễm nghiêm trọng dù trước đó Bộ Tài nguyên môi trường đã cảnh báo người dân nên ở nhà, nếu phải đi ra ngoài thì phải đeo khẩu trang và kính để bảo vệ sức khỏe của bản thân mình. Ảnh: Trọng Đạt/TTXVN
Chú thích ảnh
Chú thích ảnh
Khu vực Hồ Gươm buổi sáng đã không còn trong lành bởi bụi khói như sương mù, người dân tập thể dục cũng khải đeo khẩu trang bảo vệ sức khỏe. Ảnh chụp lúc 6h30 sáng 2/10/2019. Ảnh: Trọng Đạt/TTXVN
Chú thích ảnh
Trạm vận hành hệ thống quan trắc tự động không khí 556 Nguyễn Văn Cừ - Trung tâm Quan trắc Môi trường - Tổng Cục Môi trường. Ảnh: Trọng Đạt/TTXVN
Chú thích ảnh
Anh Vương Như Luận, cán bộ kỹ thuật đang kiểm tra thông số quan trắc không khí, tại trạm vận hành hệ thống quan trắc tự động không khí 556 Nguyễn Văn Cừ - Trung tâm Quan trắc Môi trường - Tổng Cục Môi trường. Ảnh: Trọng Đạt/TTXVN
TTXVN/Báo Tin tức
Thông tin chính thức về ô nhiễm không khí cần lấy từ cơ quan chức năng
Thông tin chính thức về ô nhiễm không khí cần lấy từ cơ quan chức năng

Trả lời câu hỏi của báo chí trong cuộc họp báo Chính phủ thường kỳ chiều 2/10 về vấn đề ô nhiễm môi trường tại Hà Nội và TP Hồ Chí Minh; đặc biệt là ô nhiễm không khí tại Hà Nội, Thứ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường Lê Công Thành cho biết: Các thông tin chi tiết về vấn đề ô nhiễm không khí đã được Bộ Tài Nguyên và Môi trường và Hà Nội cung cấp cho báo chí thời gian qua.  

Chia sẻ:

doanh nghiệp - Sản phẩm - Dịch vụ Thông cáo báo chí Rao vặt

Các đơn vị thông tin của TTXVN