Các bà, các cô nhà cách chợ hàng chục km, lỉnh kỉnh gùi hàng, địu con trên vai đến chợ.
Cả phiên chợ như một vườn hoa di động rực sỡ sắc màu.
Với người Mông , mỗi họa tiết hay hoa văn trên hổ cẩm là biểu tượng gắn liền với phong tục tập quán và văn hóa của họ.
Những chùm ớt khô của người dân bản được bày bán ở chợ.
Người Mông có phong tục thiêng liêng là thờ cúng người đã khuất nên trong phiên chợ, khu bán hương thường rất đông đúc.
Ba người phụ nữ Mông hớn hở sau khi bán được một đôi trâu. "Sức kéo" luôn là một mặt hàng quan trọng trong mỗi phiên chợ vùng cao.
Những cặp chó mực luôn là món hàng "độc" ở nơi đây.
"Căng - chủa" - gùi là vật dụng thân thiết nhất của đồng bào dân tộc trên nương rẫy.
Khu bày bán nông cụ luôn thu hút cánh đàn ông đến chọn lựa.
Mía nương, loại mía ngọt thơm luôn là món quà ý nghĩa của các mẹ khi tan chợ về nhà.
Còn cánh đàn ông thì say sưa với chiếc điếu thuốc lào bên góc chợ.
Bên cạnh việc mua bán, phiên chợ Bắc Hà còn là dịp để cánh thanh niên địa phương tụ tập, chọi gà.
Các cô gái Mông vui vẻ trò truyện với nhau.
Khách du lịch say sưa chụp ảnh.
Dù ít hay nhiều nhưng chỉ cần đến với phiên chợ Bắc Hà một lần, ta vẫn có thể cảm nhận phong vị Mông đậm nét với những nét văn hóa đậm đà, khó phai.
Đến chợ vùng cao không chỉ để giao thương, mà còn là đến với một không gian văn hóa đặc sắc của đồng bào dân tộc. Đến hẹn lại lên, cứ đúng dịp phiên chợ, dù trời nắng hay mưa, đồng bào từ các bản làng quanh vùng đến chợ trao đổi, mua bán các sản phẩm nông thổ sản...