Theo thống kê của Tổng Công ty Đường sắt Việt Nam, hệ thống đường sắt quốc gia hiện có trên 1.500 đường ngang hợp pháp, trong đó, có 641 đường ngang có người gác, 366 đường ngang có cảnh báo tự động (bằng chuông, đèn trước khi tàu đi qua), 507 đường ngang có biển báo.
Tuy nhiên, cả nước còn 4.302 lối đi dân sinh, đường ngang tự phát do người dân tự ý mở để đi qua. Cộng với số đường ngang cảnh báo bằng đèn, còi tín hiệu, biển báo nêu trên, số điểm giao cắt với đường sắt không có người gác lên đến 5.165 điểm. Riêng đoạn đường sắt Bắc Nam qua TP Hà Nội dài gần 40 km, nhưng có trên 350 đường ngang, trong đó chỉ có 95 đường ngang hợp pháp (có cần chắn, người gác và gác chắn tự động).
Đặc biệt, đoạn đường sắt chạy qua huyện Thường Tín dài 17 km, nhưng có đến 167 đường ngang, lối đi dân sinh cắt ngang trái phép, luôn tiềm ẩn nguy cơ tai nạn nghiêm trọng.
Thực tế này đòi hỏi các cơ quan chức năng phải có biện pháp khắc phục ngay.
Phóng viên Báo Tin Tức có mặt trên đường sắt đoạn qua huyện Thường Tín ghi nhận thực tế.
Tuyến đường sắt dài gần 20 km chạy qua huyện Thường Tín nhưng tồn tại hàng trăm đường ngang dân sinh trái phép. |
Nhiều vị trí bị người dân phá dỡ hàng rào để mở đường ngang trái phép qua đường sắt. |
Một đường ngang tự phát được người dân tự lắp cần chắn. |
Học sinh cười đùa cố tình chạy qua rào chắn khi đoàn tàu sắp chạy qua. |
Vì trị giao cắt đường ngang vừa xảy ra vụ tai nạn nghiêm trọng làm 6 người chết ngày 24/10. |
Người dân đi qua đoạn đường ngang dân sinh không có cần chắn khi tàu chuẩn bị tới. |
Một đường ngang chỉ có thời gian cảnh giới từ 5 - 21 giờ hàng ngày. |
Đoàn tàu chuẩn bị đi qua đoạn đường ngang dân sinh không có cần chắn Điểm đường ngang chỉ có biển báo. |
|
Một điểm đường ngang hợp pháp có rào chắn, người gác… |
Một điểm giao cắt giữa đường sắt với đường ngang có đèn tín hiệu và rào chắn. |
Công nhân ngành Đường sắt đang sửa chữa và lắp đặt thêm cần gác chắn tại "điểm đen" TNGT thuộc huyện Thường Tín. |