Thành phố thu nhỏ tại “rừng tị nạn” Calais

Trại tị nạn Jungle ở thành phố Calais (Pháp) đã tự phát triển thành một xã hội thu nhỏ với sự xuất hiện của hàng loạt hàng, thư viện, trung tâm thông tin, nhà nghỉ và quán ăn ngay trong trại.


Xã hội thu nhỏ trong khu tị nạn Jungle (Calais).

Trại tị nạn Jungle ở thành phố Calais (Pháp) - nơi dừng chân cho hàng ngàn người di cư đang mong muốn vượt biên sang Anh - trong 8 tháng qua đã tự phát triển thành một xã hội thu nhỏ với sự xuất hiện của hàng loạt hàng, thư viện, trung tâm thông tin, nhà nghỉ và quán ăn ngay trong trại.

Rạp chiếu mái vòm ngay giữa trung tâm trại tị nạn.

Khu tị nạn Jungle lúc đầu được mở bao gồm một nhóm các trại lều nhỏ được lập ra làm chỗ ở tạm thời cho những người di cư bị mắc kẹt tại vùng biên giới Anh-Pháp. Song chỉ sau 8 tháng, khi dòng người tị nạn đổ về nơi đây ngày một nhiều, kiên nhẫn chờ đợi vượt biên sang Anh để bắt đầu một cuộc sống mới, nhiều người dân trong khu trại đã tìm cách mở các mặt hàng buôn bán để kiếm thêm thu nhập. Ước tính có khoảng 4.500 người đang sống trong trại tị nạn Jungle.

Nhà thờ được dựng tạm để người dân đến cầu nguyện.

Gần 20 chục nhà hàng tính đến thời điểm này đã được khai trương, kéo theo sự ra đời của cac quán ăn, câu lạc bộ, thư viện, nhà nghỉ và trung tâm thông tin có thể đưa lời khuyên cho những ai muốn kiếm tìm hỗ trợ tị nạn từ chính quyền Anh.


Tiệm tạp hóa bán các mặt hàng thứ yếu.

Khu giải trí cuối tuần cho người tị nạn.

Ở giữa trung tâm Jungle, trên dọc trục đường chính, người dân thiết kế một khu lều lớn mái vòm. Có lúc nó được trưng dụng thành phòng trưng bày triển lãm. Có lúc nó lại biến thành quán bia – nơi thư giãn cho những người tị nạn sau mỗi lần vượt biên không thành công. Một trong những đồ uống đắt khách nhất tại các quán có tên gọi Monster Energy - vị chủ quán người Afghanistan cho biết - người tị nạn lựa chọn Monster vì coi đó là thứ đồ uống giúp tăng cường sinh lực, giúp họ có thể dưỡng sức cho các đợt vượt biên sau.


Dịch vụ sạc pin điện thoại luôn thu hút đông đảo người dân tại đây.

Trong khu lều mái vòm, hai nhà hoạt động người Anh Joe Murphy và Joe Robertson, cùng nhân viên y tế Alistaire Hoad mở dịch vụ sạc pin điện thoại phục vụ người dân và có kế hoạch sẽ phủ sóng miễn phí Internet trên toàn trại nhân dịp năm mới.


Của hàng sách cung cấp giáo trình dạy tiếng Anh và tiếng Pháp cho người Kurd, Afghanistan.

Bên cạnh đó là một cửa hàng sách bán đủ các loại giáo trình dạy tiếng Anh lẫn tiếng Pháp. Ngoài ra còn có cả đền thờ, nhà thờ phục vụ người dân đến cầu nguyện. Thứ Bảy hàng tuần được gọi là “Ngày làm đẹp”. Người tị nạn trong trại hôm đó có thể đến các cửa hàng massage hay giải trí như chơi Domino và chơi bóng trên bàn bi lắc. Nhà hàng ở đây chủ yếu phục vụ các món ăn cho người Kurd, Afghanistan và Eritrea Thậm chí người dân ở đây còn thiết kế sân chơi cho trẻ em, xây dựng khung gỗ cho trẻ luyện tập leo trèo.


Kể từ khi an ninh khu vực thắt chặt, triển khai các biện pháp cứng rắn hơn nhằm ngăn chặn dòng người nhập cư trái phép sang Anh, ngày càng có nhiều người bị mắc kẹt tại khu tị nạn Calais. Bên cạnh đó, một lý do khác khiến người dân chần chừ không qua biên giới đó là do số lượng người chết trong quá trình vượt biên ngày một tăng, không ai muốn mạo hiểm cuộc sống của mình tại nơi đất khách quê người.

 

Hồng Hạnh (theo D.M)
Pháp: 400 người nhập cư được đưa khỏi "rừng rậm" Calais
Pháp: 400 người nhập cư được đưa khỏi "rừng rậm" Calais

Ngày 30/10, chính quyền tỉnh Pas-de-Calais cho biết 402 người nhập cư sống tại các khu rừng ở ngoại ô thành phố Calais đã được chuyển đến khoảng 10 trung tâm đón tiếp thuộc nhiều địa phương trên toàn nước Pháp.

Chia sẻ:

doanh nghiệp - Sản phẩm - Dịch vụ Thông cáo báo chí Rao vặt

Các đơn vị thông tin của TTXVN