TP Hồ Chí Minh 'thay da đổi thịt' sau 47 năm giải phóng

Sau 47 năm giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước, TP Hồ Chí Minh đã trở thành một trung tâm kinh tế lớn nhất cả nước về nhiều mặt. Đặc biệt, nhiều công trình giao thông trọng điểm, dân sinh mới giúp TP Hồ Chí Minh "thay da đổi thịt", vươn lên thành một đô thị hiện đại mang tầm khu vực Đông Nam Á.

Chú thích ảnh
Diện mạo TP Hồ Chí Minh sau 47 năm sau giải phóng với những công trình hiện đại, cao chọc trời. Theo Tổng cục Thống kê, trong quý I/2022, người lao động tại TP Hồ Chí Minh có thu nhập cao nhất cả nước với khoảng 8,9 triệu đồng/người, tăng 36,5%, tương ứng tăng 2,4 triệu đồng so với quý trước. TP Hồ Chí Minh cũng đã lấy lại ngôi vị dẫn đầu về xuất khẩu của cả nước từ tay Bắc Ninh khi thu về gần 9 tỷ USD chỉ trong 2 tháng đầu năm 2022, tăng 12,5% so với cùng kỳ. 
Chú thích ảnh
Cầu Thủ Thiêm 2 bắc qua sông Sài Gòn, nối Quận 1 với thành phố Thủ Đức vừa được thông xe vào ngày 28/4 vừa qua. Công trình dài hơn 1,4km, trong đó phần cầu dài 885m với 6 làn xe, thiết kế dây văng với trụ tháp chính cao 113m, nghiêng về phía Thủ Thiêm. Phương tiện lưu thông bên dưới là tuyến buýt sông Sài Gòn, một trong những điểm nhấn của du lịch TP Hồ Chí Minh. Cùng với thiết kế chiếu sáng mỹ thuật, cầu Thủ Thiêm 2 sẽ là điểm nhấn kiến trúc nổi bật trên sông Sài Gòn cả ban ngày và ban đêm.
Chú thích ảnh
Một góc trung tâm Quận 1 và tuyến phố đi bộ Nguyễn Huệ.
Chú thích ảnh
Quảng trường trên phố đi bộ Nguyễn Huệ (Quận 1) trở thành địa điểm vui chơi, giải trí quen thuộc của người dân và du khách khi đến với TP Hồ Chí Minh, nhất là những ngày cuối tuần.
Chú thích ảnh
TP Hồ Chí Minh là địa phương đầu tiên của cả nước triển khai dịch vụ xe đạp công cộng. Hiện tại có 43 trạm đậu xe được bố trí trên vỉa hè nhiều tuyến đường tại Quận 1, gần các trạm dừng, nhà chờ xe buýt, công viên, điểm du lịch... giúp người dân và du khách khi đến TP Hồ Chí Minh có thể thuê xe đạp đi lại và tham quan khu vực trung tâm thành phố.
Chú thích ảnh
Nút giao thông ngã 3 Cát Lái (thành phố Thủ Đức) nằm ở điểm cuối của đại lộ Đông Tây, kết nối với Xa lộ Hà Nội mở rộng. Tuyến đường quan trong bậc nhất khu vực cửa ngõ phía Đông nối TP Hồ Chí Minh với các tỉnh Đông Nam Bộ và miền Bắc. Công trình được xây dựng với hai cầu từ cảng Cát Lái (Nguyễn Thị Định và đại lộ Mai Chí Thọ) rẽ trái về trung tâm thành phố, một cầu hướng từ thành phố Thủ Đức rẽ trái về cảng Cát Lái, hầm Thủ Thiêm và 7 nhánh đường phía dưới.
Chú thích ảnh
Tuyến Metro Bến Thành - Suối Tiên gần về đích. Metro Bến Thành - Suối Tiên là dự án đường sắt đô thị đầu tiên tại TP Hồ Chí Minh với tổng mức đầu tư 43.700 tỉ đồng. Toàn tuyến dài gần 19,7km, đi từ chợ Bến Thành (Quận 1) đến Depot Long Bình (thành phố Thủ Đức) gồm 3 ga ngầm và 11 ga trên cao.
Chú thích ảnh
Hầm vượt sông Sài Gòn dài 1.490m với 6 làn xe giúp rút ngắn thời gian đi lại từ Quận 1 sang thành phố Thủ Đức, tạo điều kiện cho các phương tiện lưu thông thuận tiện hơn.
Chú thích ảnh
Cầu Bình Lợi nối quận Gò Vấp, Bình Thạnh và thành phố Thủ Đức. Cầu Bình Lợi bắc qua sông Sài Gòn với chiều dài 1,1 km, 6 làn xe mỗi hướng, hoàn thành cuối tháng 8/2013. Cầu Bình Lợi cùng với cầu Sài Gòn, cầu Thủ Thiêm 1, cầu Thủ Thiêm 2, Phú Mỹ, cầu Bình Triệu sẽ đảm nhận giao thông qua sông Sài Gòn, góp phần quan trọng trong việc giải quyết vấn nạn ùn tắc giao thông khu vực TP Hồ Chí Minh.
Chú thích ảnh
Chú thích ảnh
Đại lộ Nguyễn Văn Linh thuộc tuyến đường Vành đai 2 của TP Hồ Chí Minh. Đại lộ có tổng chiều dài 17,8 km, nối từ đường Huỳnh Tấn Phát (Quận 7) đến Quốc lộ 1 (Bình Chánh), kết nối với đường dẫn cao tốc TP Hồ Chí Minh - Trung Lương. Tuyến đường sau khi đưa vào khai thác tạo tiền đề hình thành, phát triển khu đô thị Nam Sài Gòn, Phú Mỹ Hưng, khu công nghiệp cảng Hiệp Phước...
Chú thích ảnh
Cầu Sài Gòn là cửa ngõ chính để vào nội ô TP Hồ Chí Minh từ các tỉnh miền Trung và miền Bắc. Sau khi nâng cấp, mặt cầu được mở rộng từ 19,63m lên 24m đạt tải trọng H30-XB80, có 4 làn xe, có tải trọng 32 tấn, đáp ứng nhu cầu giao thông ngày càng cao của TP Hồ Chí Minh. Sau khi nâng cấp, mở rộng cầu Sài Gòn 1 và 2 đáp ứng nhu cầu giao thông ngày càng cao của TP Hồ Chí Minh.
Chú thích ảnh
Tàu buýt sông Sài Gòn là một hình thức di chuyển công cộng tương tự xe bus nhưng sử dụng phương tiện là tàu đi trên sông. Hình thức di chuyển này đã khá phổ biến ở châu Âu, Dubai, Thái Lan,... Tàu buýt sông Sài Gòn chính thức được đưa vào hoạt động từ tháng 11/2017. Với chặng đường hơn 10km trên sông Sài Gòn từ Bến Bạch Đằng (Quận 1) tới trạm Linh Đông (thành phố Thủ Đức), buýt sông Sài Gòn đã trở thành một hình thức di chuyển được đông đảo người dân và du khách yêu thích vì tiện nghi đầy đủ, vừa di chuyển vừa ngắm cảnh mà lại tránh được tình trạng kẹt xe, khói bụi, ồn ào...
Chú thích ảnh
Một góc Nhà thờ Đức Bà vào sáng sớm.
Chú thích ảnh
Một góc vòng xoay ngã 6 Dân Chủ (Quận 3).
Chú thích ảnh
Cảnh bình yên lúc sáng sớm tại vòng xoay Lăng Cha Cả (Tân Bình).
Chú thích ảnh
Hội trường Thống Nhất là công trình kiến trúc làm điểm nhấn ở trung tâm TP Hồ Chí Minh. Đây từng là nơi ở và làm việc của Tổng thống Việt Nam Cộng hòa. Hiện nay, Hội trường Thống Nhất đã được nhà nước xếp hạng là di tích quốc gia đặc biệt.
Chú thích ảnh
Buổi sáng thanh bình trên tuyến đường Nguyễn Tri Phương (Quận 10).
Chú thích ảnh
Chú thích ảnh
Hồ Con Rùa là tên gọi dân gian của một hồ phun nước nhân tạo nằm giữa nơi giao nhau của ba con đường Võ Văn Tần, Phạm Ngọc Thạch và Trần Cao Vân (Quận 1, Quận 3), tạo thành một nút giao thông cùng mức kiểu vòng xoay.
Chú thích ảnh
Đường Điện Biên Phủ (quận Bình Thạnh).
Chú thích ảnh
Đường Huyền Trân Công Chúa (Quận 1) với hàng cây cổ thụ có tuổi đời cả trăm năm. 
Chùm ảnh: Mạnh Linh-Minh Trí/Báo Tin tức
Sân bay Tân Sơn Nhất đông nghịt hành khách
Sân bay Tân Sơn Nhất đông nghịt hành khách

Chiều ngày 29/4, nhiều hành khách bắt đầu đến sân bay Tân Sơn Nhất (TP Hồ Chí Minh) để về quê và đi du lịch dịp nghỉ lễ 30/4 - 1/5.

Chia sẻ:

doanh nghiệp - Sản phẩm - Dịch vụ Thông cáo báo chí Rao vặt

Các đơn vị thông tin của TTXVN