Tại các võ đường đào tạo Sumo, những cậu bé thuộc mọi lứa tuổi vẫn miệt mài luyện tập hàng giờ đồng hồ liền với mong muốn sau này có thể trở thành một võ sĩ chuyên nghiệp.Nhiều cậu nhóc với mong muốn trở thành những võ sĩ Sumo chuyên nghiệp đã dành hàng tiếng đồng hồ luyện tập tại các võ đường. |
Đối thủ của những cậu nhóc thường là huấn luyện viên hay các "sư huynh" có nhiều năm kinh nghiệm. |
Cậu bé 5 tuổi Chikara Yamnonbe gầy nhom hào hứng cho biết, “cháu muốn lớn lên giống Endo – võ sĩ ngôi sao Sumo nổi tiếng của Nhật Bản”. Cuộc sống của những đấu sĩ Sumo ngày một trở nên khó khăn hơn. Những đứa trẻ tham gia luyện tập theo con đường chuyên nghiệp buộc phải nghỉ học từ năm 15 tuổi và phải sống trong một cộng đồng có kỷ luật nghiêm ngặt từ kiểu tóc cho đến chế độ ăn uống.
Mệt mỏi sau những giờ luyện tập căng thẳng. |
Nhóc Chikara Yamnonbe nghỉ ngơi sau khi bị chấn thương do cuộc đấu vật. |
Trầy xước da không còn là điều lạ trong các buổi luyện tập.
|
Hiện môn thể thao truyền thống này đang bị mai một dần trong bối cảnh giới trẻ xứ sở mặt trời mọc “phát cuồng” bóng chày và các loại hình giải trí khác. “Họ đang đánh mất bản sắc của mình”, Mike Wesemann – một người Mỹ nghiên cứu về bộ môn này cho biết. “Nhiều cậu bé sẵn sàng mặc một chiếc áo khoác và đội mũ bóng chày, vui vẻ tham gia một trận đấu với bạn bè gia đình. Nhưng họ lại cảm thấy khó khăn khi đi lại chỉ với chiếc khố trên người”.
Kento Nakazawa – chủ tịch hiệp hội Sumo Nhật Bản - hàng năm đều cố gắng tổ chức những lớp học Sumo dành cho trẻ nhỏ. Họ sẽ mở lớp tại 6 nơi, nhưng thông thường chỉ có 50 đến 60 em tham dự. “Rất ít sân chơi dành cho trẻ em để luyện tập bộ môn này, chính vì vậy chúng tôi muốn tạo cho các em cơ hội”. Noboru Yoshimura – chủ tịch Liên đoàn Sumo Nhật Bản cho biết để mơ rộng độ phổ biến của bộ môn đấu vật Sumo tại các trường học, liên đoàn đã mở các lớp huấn luyện 3 ngày dành cho giáo viên các trường, khuyến khích các em học sinh tham gia. “Bộ môn này không đòi hỏi quá nhiều. Rất dễ để có thể luyện tập”.
Chủ yếu các thành viên trong lớp học là con trai, vì các bé gái và phụ nữ theo truyền thống bị cấm vào vòng thi đấu. |
Tại một võ đường ở Asakusa, các cậu bé đủ mọi lứa tuổi đang dành hàng giờ đồng hồ luyện các bài tập cực khổ bằng cách đấu với huấn luyện viên và những võ sĩ lớn hơn.
Một trong những điều cha mẹ lo lắng cho con cái mình khi luyện tập Sumo là cân nặng. “Có một vài câu lạc bộ bắt bạn ăn đến mức bạn buồn nôn và muốn tống khứ hết mọi thứ ra ngoài, nhưng cũng có nơi để cho bạn tự luyện tập để tăng cường cơ bắp”, Akiteru Kiyomiya – một người cha của 2 đứa con đều luyện tập Sumo cho biết “nếu như đó là điều các con muốn, tôi sẽ ủng hộ”. Nhưng mẹ hai cậu đều bày tỏ: “Tôi không muốn chúng béo lên. Tôi chỉ muốn chúng có những bữa ăn cân bằng dinh dưỡng”.
Shotaro Abe, 6 tuổi nức nở sau khi bị vật thua. |
Toshiyo Abe ngồi yên lặng ngắm nhìn cậu con trai Shotaro 6 tuổi của mình đang cố gắng vật một cậu bé trông to con hơn. Nhóc Shotaro đã trải qua huấn luyện được hơn một năm. Hàng tuần cứ đến thứ Bảy, Chủ nhật cậu cùng bố bắt xe lửa để đến võ đường để luyện tập. Anh hạnh phúc chia sẻ, “thằng bé sẽ học được truyền thống Nhật Bản và cách tồn tại trong xã hội này. Lúc đầu nó có vẻ sợ hãi, nhưng ở những vòng đấu sau, nó trở nên tự tin và mạnh mẽ hơn”.