Nhận diện cơ hội đầu tư khi dòng tiền chảy vào bất động sản phía Nam

Với nền tảng pháp lý từ các luật mới liên quan đến thị trường bất động sản (BĐS) đang bước vào chu kỳ phục hồi, tăng trưởng, dòng tiền nhà đầu tư đang quay trở lại với các dự án, nhất là thị trường phía Nam, với nhiều nguồn cung mới được định hình tiềm năng cho nhà đầu tư.

Chú thích ảnh
Hội thảo “Dòng tiền chảy vào bất động sản phía Nam: Nhận diện cơ hội đầu tư”. 

Ngày 31/10, Tạp chí điện tử BĐS Việt Nam, Viện Nghiên cứu BĐS Việt Nam phối hợp với Hội Môi giới BĐS Việt Nam, Tập đoàn Bcons tổ chức Hội thảo “Dòng tiền chảy vào bất động sản phía Nam: Nhận diện cơ hội đầu tư”. 

Chú thích ảnh
Phân khúc nhà ở thương mại, căn hộ chung cư đang chứng kiến sự tăng trưởng mạnh mẽ, trở thành tâm điểm mới của thị trường BĐS Bình Dương do Tập đoàn Bcons triển khai.

Hội thảo phân tích sự dịch chuyển về nhu cầu và xu hướng đầu tư dòng tiền đang chảy vào khu vực phía Nam, nhất là các tỉnh lân cận TP Hồ Chí Minh như Bình Dương, Đồng Nai, Long An… 

Tại Bình Dương, quy hoạch tỉnh thời kỳ 2021 - 2030, tầm nhìn đến năm 2050 được phê duyệt và công bố đã tạo ra một tâm thế sẵn sàng để khởi động giai đoạn phát triển mới đầy khát vọng của địa phương. Bên cạnh đó, chưa bao giờ các dự án kết nối vùng, đặc biệt là đường cao tốc và giao thông công cộng, giữa TP Hồ Chí Minh, Bình Dương và cả khu vực Đông Nam Bộ đang được các địa phương xúc tiến mạnh mẽ hiện nay, tạo nhiều cơ hội cho nhà đầu tư.

Chú thích ảnh
Khu căn hộ của Tập đoàn Bcons.

Đơn cử, tuyến đường sắt đô thị trên cao Metro số 1 có lộ trình đi qua các quận 1, Bình Thạnh, TP Thủ Đức, TP Dĩ An (Bình Dương)... Hay đường vành đai 3, 4 TP Hồ Chí Minh qua Bình Dương, các tỉnh Đông Nam Bộ đang, giúp cải thiện hạ tầng, kết nối nhanh chóng giữa các địa phương, tạo điều kiện thuận lợi cho việc phát triển các dự án BĐS, thương mại và khu công nghiệp. 

Sự cải thiện về hạ tầng, tầm nhìn phát triển, yếu tố vị trí cửa ngõ TP Hồ Chí Minh và lợi thế quỹ đất phát triển đô thị tương đối dồi dào, được quy hoạch bài bản, sẵn sàng mặt bằng đã thúc đẩy Bình Dương trở thành điểm đến đầu tư phát triển đô thị và tạo lập nguồn cung nhà ở mới bổ sung cho TP Hồ Chí Minh.

Đặc biệt, phân khúc nhà ở thương mại, căn hộ chung cư... do Tập đoàn Bcons triển khai đang chứng kiến sự tăng trưởng mạnh mẽ, trở thành tâm điểm mới của thị trường bất động sản khi nhu cầu nhà ở tại Bình Dương tăng đột biến, nhất là ở các khu vực gần các khu công nghiệp lớn và trung tâm đô thị, với lượng lao động đổ về ngày càng đông và quá trình đô thị hóa diễn ra nhanh chóng.

Trên cơ sở nhận diện những xu hướng đầu tư mới nói trên của thị trường, các chuyên gia đã phân tích và đánh giá tiềm năng tăng trưởng của thị trường BĐS phía Nam, đặc biệt là phân khúc nhà ở thương mại tại Bình Dương, dựa trên nhu cầu và khả năng sinh lời cũng như đề xuất những chiến lược đầu tư thông minh để tối đa hoá lợi nhuận và giảm thiểu rủi ro cho nhà đầu tư trong bối cảnh thị trường đang đứng trước nhiều cơ hội trong chu kỳ phát triển mới. 

Ông Lê Như Thạch, Chủ tịch HĐQT Tập đoàn Bcons cho hay, hiện nay, nhu cầu nhà ở tại TP Hồ Chí Minh ước tính cần khoảng 50.000 căn hộ/năm để đáp ứng nhu cầu của người dân. Tuy nhiên, nguồn cung không thể theo kịp do nhiều yếu tố như rào cản pháp lý, chi phí đất đai tăng cao và nguồn cung căn hộ bình dân thiếu hụt. Thực tế, khoảng 60-70% nhu cầu nằm trong phân khúc nhà ở giá rẻ, nhưng thị trường lại đang thiếu các dự án phù hợp, khiến người dân khó tiếp cận với nhà ở giá phải chăng. Vì vậy, Bcons hướng đến phân khúc này để tạo lực đẩy nguồn cung cho thị trường phía Nam, dựa trên xu hướng người trẻ đi làm ở trung tâm, nhưng an cư tại ngoại ô, khu vực ven TP Hồ Chí Minh.

Còn theo TS. Nguyễn Văn Đính, Phó Chủ tịch Hiệp hội BĐS Việt Nam, giai đoạn 2024-2030, thị trường BĐS vùng TP Hồ Chí Minh đang đẩy nhanh tiến trình phục hồi với động lực từ nguồn cung mới. Trong ngắn hạn, nguồn cung dự kiến sẽ tăng trưởng mạnh từ quý IV/2024, với nhiều lựa chọn có mức giá phù hợp hơn, chủ yếu được đóng góp thêm từ các tỉnh, thành phố vùng ven như Bình Dương, Long An, Đồng Nai... Trong đó, nhu cầu về nhà ở gia tăng khi lượng lao động nhập cư ngày càng lớn, tập trung vào phân khúc trung và cao cấp, nhu cầu ở cũng tăng mạnh tại khu vực xung quanh các khu công nghiệp và đô thị vệ tinh.

"Bên cạnh đó, giá BĐS khu vực phía Nam đã duy trì đi ngang ở mặt bằng cao trong khoảng thời gian dài, nhưng chủ yếu tập trung ở khu vực lõi trung tâm. Với nhu cầu ngày càng gia tăng, giá trị BĐS tại các khu vực, đặc biệt là các khu vực có kết nối hạ tầng thuận tiện như Bình Dương, Long An, Đồng Nai... dự kiến sẽ tăng trưởng đáng kể, với tốc độ tăng trung bình khoảng 10%/năm đối với các khu đô thị vệ tinh", TS, Nguyễn Văn Đính nhận định.

Vân Sơn/Báo Tin tức
Bộ Xây dựng chỉ ra 4 nguyên nhân làm tăng giá bất động sản
Bộ Xây dựng chỉ ra 4 nguyên nhân làm tăng giá bất động sản

Thông tin về nhà ở và thị trường bất động sản quý III/2024 do Bộ Xây dựng công bố ngày 30/10 ghi nhận giá bất động sản tại một số địa phương vẫn có xu hướng tăng, đặc biệt là ở Hà Nội, TP Hồ Chí Minh và các đô thị lớn.

Chia sẻ:

doanh nghiệp - Sản phẩm - Dịch vụ Thông cáo báo chí Rao vặt

Các đơn vị thông tin của TTXVN