Xây dựng thương hiệu du lịch biển đảo

Trong bối cảnh hiện nay, khi Việt Nam đang hội nhập mạnh mẽ với nền kinh tế thế giới, thì xây dựng thương hiệu du lịch biển đảo là vấn đề đang được nhiều địa phương quan tâm.

Đại diện Chi cục Biển và Hải đảo (Sở Tài nguyên và Môi trường tỉnh Quảng Ninh) cho biết, hướng phát triển của Quảng Ninh là kết hợp lợi thế du lịch tự nhiên và du lịch nhân văn, gắn kết với các di tích có giá trị lịch sử, văn hóa, kiến trúc, lễ hội dân gian và các làng nghề truyền thống, văn hóa ẩm thực… của cộng đồng dân cư ven biển.


Để quảng bá sản phẩm địa phương, chương trình "Mỗi làng một sản phẩm", đã giới thiệu sản phẩm bản địa như chả mực Hạ Long, hải sản Cô Tô, ngán Quảng Yên, nước mắm Cái Rồng… đến với du khách. Cùng đó là du lịch tâm linh, văn hóa biển đảo như: Tham quan bãi cọc Bạch Đằng, miếu vua Bà, đền Trần Hưng Đạo, lễ hội đền Cửa Ông… cùng các lễ hội quảng bá du lịch như "Lễ hội du lịch Quảng Ninh", "Lễ hội Carnaval Hạ Long" tổ chức hàng năm thu hút du khách trong và ngoài nước. Với hướng phát triển này, ngành du lịch Quảng Ninh ngày càng có sức hút và tăng trưởng mạnh.

Đảo Cô Tôn là điểm du lịch nổi tiếng với nhiều danh thắng, bãi biển trải dài cát trắng. Ảnh: Minh Quyết/TTXVN.


Tuy nhiên, hiện nay, bên cạnh những địa phương đã có sự phát triển và đầu tư du lịch gắn với đặc điểm, văn hóa vùng miền, thì còn nhiều nơi chưa coi trọng yếu tố văn hóa trong phát triển du lịch biển. Mặc dù vùng biển đảo nước ta có nhiều di sản văn hóa cả về hữu thể và phi vật thể nhưng chưa được khai thác hết tiềm năng để trở thành những sản phẩm du lịch đặc trưng, độc đáo cho từng vùng.


"Xây dựng thương hiệu biển đòi hỏi tích hợp nhiều yếu tố, trong đó yếu tố văn hóa không thể thiếu. Do vậy, rất cần thiết hoàn thiện thể chế chính sách về vấn đề này, nâng cao nhận thức về phát triển du lịch biển bền vững của các doanh nghiệp, cộng đồng biển đảo trong các hoạt động du lịch. Các địa phương cần đầu tư tìm tòi, nghiên cứu nghiêm túc về hướng phát triển, để tạo nét văn hóa riêng của từng địa phương, tạo dấu ấn và thu hút khách du lịch", PGS. TS Võ Sĩ Tuấn, Viện trưởng Viện Hải dương học (Viện Hàn lâm Khoa học và Công nghệ quốc gia) khẳng định.


Đồng quan điểm, đại diện Tổng cục Biển và Hải đảo Việt Nam cho rằng: "Để phát triển du lịch biển bền vững cần phải bảo tồn, tôn tạo những di tích lịch sử, công trình kiến trúc, duy trì tuyền thống, phong tục, tập quán, nghi thức, lễ hội… Cần có đầu tư cho văn hóa vùng biển đảo mới nâng tầm giá trị thương hiệu du lịch biển Việt Nam trong hội nhập quốc tế".


Thu Trang
Xây dựng sản phẩm gắn với thương hiệu biển đảo
Xây dựng sản phẩm gắn với thương hiệu biển đảo

Những năm gần đây, người tiêu dùng trong và ngoài nước ngày càng quen thuộc và tự hào với những sản phẩm được khai thác, sản xuất từ các vùng biển đảo của Tổ quốc như nước mắm Phú Quốc, tỏi Lý Sơn, yến sào Nha Trang... Những thương hiệu sản phẩm này đã góp phần quảng bá và tạo nên giá trị cho thương hiệu biển đảo Việt Nam.

Chia sẻ:

doanh nghiệp - Sản phẩm - Dịch vụ Thông cáo báo chí Rao vặt

Các đơn vị thông tin của TTXVN