Bên cạnh những trận đấu đỉnh cao, giải bóng đá danh giá nhất châu lục có những điểm nhất xuyên suốt hành trình vừa qua. Đó có thể là từ việc thay đổi cách diễn ra những trận đấu tới câu chuyện các nhãn hàng bị cầu thủ “ngoảnh mặt” hay công tác bảo đảm y tế trong thời điểm đại dịch COVID-19 còn nhiều diễn biến khó lường.
Công tác an toàn và y tế
Dù rất cố gắng nhưng khác biệt giữa các nước tổ chức EURO 2020 không phải không có, đặc biệt là trong công tác phòng chống đại dịch COVID-19. Điều này lý giải tại sao sân vận động Allianz Arena là một trong những nơi “kém sôi động” nhất năm nay, khi Đức áp dụng các quy định phòng dịch chặt chẽ.
Tại các sân bay, cổ động viên phải đáp ứng những điều kiện để có thể được nhập cảnh. Nhưng nhìn chung, công tác an ninh và y tế đã được bảo đảm tối đa để tới nay, không có bất cứ trường hợp đáng tiếc nào xảy ra.
Khối lượng thi đấu
Kể từ khi dự án Khởi động được triển khai hồi tháng 6/2020, các giải bóng đá hàng đầu châu Âu phải thay đổi để thích nghi. Trong điều kiện từ không có khán giả tới việc khán giả được vào sân theo số lượng giới hạn, bóng đá châu Âu đang trở lại. Tuy nhiên, điều này đồng nghĩa với việc các trận đấu liên tục diễn ra nhằm bù cho giai đoạn nghỉ hồi trước mùa Hè năm ngoái.
Tần suất thi đấu quá dày đặc trước đó của các cầu thủ khiến EURO 2020 chứng kiến nhiều pha chấn thương, từ các trường hợp mới vào sân của Breel Embolo, Leonardo Spinazzola, Serhiy Kryvtsov và Nacer Chadli hay vụ tai nạn của Christian Eriksen. Theo số liệu thống kê, Mason Mount sẽ chơi trận trong 295 ngày kể từ tháng 6 năm ngoái nếu ra sân trong trận đấu của Anh ở vòng Bán kết sắp tới.
Quãng đường di chuyển
Thể thức tổ chức giải đấu ở nhiều quốc gia đồng nghĩa với việc có đội sẽ phải di chuyển nhiều hơn đội khác. Cầu thủ Chris Gunter của Xứ Wales từng phàn nàn về việc đội bóng của anh phải di chuyển tới gần 8.700km cho các trận đấu ở Baku và Rome, trước khi tới Amderstam để thi đấu với Đan Mạch - đội trước đó không phải di chuyển vì được đá sân nhà ở Copenhagen.
Với Bỉ, việc di chuyển cũng là một yếu tố được nhắc đến khi đội bóng này nói lời chia tay giải đấu. Đoàn quân của HLV Roberto Martinez phải di chuyển nhiều, trong đó có hai lần bay tới Nga, ước tính khoảng 9.100km.
Ngoài ra, nhiệt độ cũng ảnh hưởng tới quá trình di chuyển và tập luyện của các cầu thủ. Hãy nhìn vào sự vất vả của các cầu thủ Pháp khi thi đấu dưới cái nóng độ C ở Budapest (Hungary), trong khi đội tuyển Anh lại có những trận vòng bảng chơi dưới điều kiện thời tiết hợp lý ở London (Anh).
Những trận đấu kịch tích
Bất chấp những yếu tố nêu trên, các cầu thủ đã mang tới những màn trình diễn tuyệt vời trên sân cỏ, đầy chất kịch tính và bấ ngờ. Ví dụ như chiến thắng 5-3 của Tây Ban Nha trước Croatia, hay trận hòa 3-3 của Thụy Sĩ trước Pháp rồi thắng chung cuộc sau loạt sút luân lưu. Hay trận đấu hay của Đức trước Bồ Đào Nha.
Bên cạnh đó, những tuyệt phẩm của EURO 2020 cũng được thực hiện. Đó là pha ghi bàn từ giữa sân của Patrik Schick, hay cú dứt điểm kỹ thuật của Luka Modric vào lưới Scotland, rồi cú sút xa không thể cản phá của Paul Pogba vào lưới Thụy Sĩ.
Đây cũng là giải đấu tôn vinh những thủ môn khi Peter Gulacsi, Yann Sommer và Danny Ward được nhắc tới liên tục.
“Cuộc chiến” các nhãn hàng
EURO 2020 ghi nhận những tranh cãi về việc Cristiano Ronaldo bỏ chai Coca-Cola trên bàn trong 1 cuộc họp báo. Hành động này đã dẫn tới nhiều hành động ủng hộ tương tự, qua đó gây ảnh hưởng không nhỏ tới tập đoàn của Mỹ. Tuy nhiên, tới khi Paul Pogba bỏ chai bia Heineken ra khỏi bàn, hiệu ứng này lại không còn.
Hệ thống VAR hiệu quả
Tới nay, các quyết định liên quan tới hệ thống VAR đều cho thấy kết quả tích cực. Thậm chí, cách sử dụng hệ thống này được đánh giá chuyên nghiệp hơn. Các trọng tài vẫn có thể đưa ra những phán quyết của mình mà không cần trợ giúp, nhưng trong những tình huống có dấu hiệu nghiêm trọng, như pha để bóng chạm tay của De Ligt trong trận Hà Lan với Cộng hòa Séc, VAR đã làm xuất sắc.