Được biết đến với cái tên viết tắt là ABBA, hệ thống sút phạt penalty mới giúp cho đội bóng phải đá thứ 2 luôn trong tình trạng bất lợi về mặt tâm lý là luôn có thể bị đối thủ bắt kịp bất cứ lúc nào.
Các cầu thủ Argentina sung sướng ăn mừng chiến thắng 4-2 trước Hà Lan từ loạt sút luân lưu để lọt vào chung kết World Cup 2014 gặp Đức. Ảnh: AFP |
Với luật sút phạt penalty hiện nay, các loạt luân lưu phân định thắng thua trong bóng đá vẫn được tiến hành theo phương pháp sau 5 loạt đầu tính kết quả chung cuộc. Hết 5 lượt hai đội bằng tỷ số thì xác định thắng thua theo từng loạt sút một. Đội nào sẩy chân ở một loạt sút bất kỳ đều có thể nhận kết cục thua trận ca đắng.
Theo nguyên cứu của Cơ quan làm luật bóng đá IFAB cho thấy với cách thi đấu như thế, 60% chiến thắng thuộc về đội bóng được quyền sút phạt trước (trọng tài tung đồng xu quyết định đội bóng sút phạt trước và sau). Điều này tạo nên sự không công bằng trong thi đấu nhất là ảnh hướng lớn đến kết quả của các trận cầu đỉnh cao.
Theo người UEFA: “Nếu đội bóng được thực hiện penalty đầu tiên thành công trong loạt đầu, áp lực giành cho đội đá sau là rất lớn đặc biệt là ở loạt sút thứ 4, nếu đội bóng thực hiện penalty thứ hai sút trượt, kể như anh đã cầm chắc trận thua.”
Luật đá luân lưu mới ABBA sẽ cho phép 2 đội đổi lượt giống như các tay vợt thay đổi thứ tự như trong các loạt tie-break. Nhờ vậy, sức ép tâm lý sẽ không còn dồn vào đội bóng sút penalty thứ hai vì cả hai đội đều có thể đổi lượt để trở thành đội sút sau. Cụ thể, đội bóng A sẽ được sút đầu tiên sau đó đến đội B sút hai lượt sút tiếp theo rồi đến đội A được sút hai lượt kế tiếp. Cứ thế đến khi đội nào sút đủ cả 5 lượt sút phạt quy định. Nếu hai đội ngang bằng về tỷ số thì mới thi đấu thì mới áp dụng loạt từng bàn thắng quyết định thắng thua.
Dự kiến, phương pháp đá luân lưu ABBA sẽ được đưa vào thử nghiệm ở Giải vô địch U17 châu Âu, được tổ chức tại Croatia và Giải vô địch U17 bóng đá nữ châu Âu tổ chức tại Cộng hòa Séc.