Về việc này, theo Bảo hiểm xã hội Hà Nội, căn cứ theo quy định tại Khoản 1 Điều 100 Luật Bảo hiểm xã hội thì người lao động hoặc con của người lao động điều trị ngoại trú phải có Giấy chứng nhận nghỉ việc hưởng bảo hiểm xã hội.
Hiện nay, các văn bản luật chưa có quy định dùng giấy tờ khác để thay thế Giấy chứng nhận nghỉ việc hưởng bảo hiểm xã hội và nếu Giấy chứng nhận chưa được cấp đúng mẫu theo Thông tư 56 thì cũng không được giải quyết.
Do đó, đối với người nhiễm COVID-19 là người lao động điều trị tại nhà: Trạm y tế nơi quản lý, điều trị bệnh nhân có trách nhiệm cấp Giấy chứng nhận nghỉ việc hưởng bảo hiểm xã hội theo mẫu tại Phụ lục 7 Thông tư 56/2017/TT-BYT.
Đối với người nhiễm COVID-19 là người lao động điều trị tại Trạm y tế lưu động (cơ sở thu dung): Trạm Y tế nơi có Trạm Y tế lưu động (cơ sở thu dung) thì y, bác sĩ được phân công trực tiếp chăm sóc, điều trị người nhiễm COVID-19 ký xác nhận vào vị trí "người hành nghề khám, chữa bệnh", đơn vị chủ quản là Trung tâm Y tế quận, huyện, thị xã chịu trách nhiệm ký đóng dấu vào Giấy chứng nhận hoặc uỷ quyền bằng văn bản cho Trạm Y tế xã, phường, thị trấn ký đóng dấu.
Các Trạm Y tế thực hiện quản lý, theo dõi, điều trị người nhiễm COVID-19 đăng ký mẫu dấu, mẫu chữ ký của y, bác sĩ trên Giấy Chứng nhận nghỉ việc, hưởng bảo hiểm xã hội, trường hợp uỷ quyền ký thay thủ trưởng đơn vị tại Giấy chứng nhận nghỉ việc hưởng bảo hiểm xã hội theo quy định tại Mục C, Khoản 5, Điều 26 của Thông tư 56/2017/TT-BYT.
Những lưu ý người lao động đang tham gia BHXH là F0 cần làm gì để được hưởng trợ cấp ốm đau từ BHXH Hà Nội: